Ngộ độc vì uống nhiều nước
GiadinhNet - Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa và điều hòa cơ thể, 70% cơ thể là nước, con người sẽ chết nếu thiếu nước. Nhưng uống quá nhiều nước cũng có thể ngộ độc và tử vong.
Theo các nhà khoa học, mỗi ngày mỗi người cần uống 1,5 – 2 lít nước. Nhưng nếu uống nhiều hơn (5 – 6 lít/ngày), thì số lượng bị thải qua hệ bài tiết sẽ quá tải, dẫn đến ngộ độc nước, với triệu chứng nhức đầu, nôn mửa và có thể tử vong. Uống quá nhiều nước cùng một lúc cũng sẽ làm thận không kịp đẩy nước ra ngoài, làm lượng nước trong máu tăng lên quá nhiều gây loãng máu. Đồng thời nồng độ natri trong máu bị sụt giảm xuống dưới mức 135mmol/l (trung bình 135 - 145mmol/l), sẽ gây đau đầu, nôn ọe, đi tiểu nhiều, rối loạn thần kinh… nếu không chữa trị kịp thời có thể tử vong.
Với trẻ em, thận chưa phát triển hết, nếu uống quá nhiều nước sẽ làm cơ thể thải ra natri cùng với nước thừa. Mất natri sẽ ảnh hưởng tới hoạt động não, gây ra những triệu chứng ngộ độc nước ban đầu như bứt rứt khó chịu, uể oải thẫn thờ và các thay đổi thần kinh khác. Nặng hơn thân nhiệt sẽ hạ thấp (dưới 36 độ C), sưng phù mặt và co giật… Cha mẹ thường chỉ phát hiện và đưa trẻ đi viện khi bệnh đã quá nặng.
Theo BS Duy Anh, Phòng khám BV E Hà Nội, uống nước quá nhiều sẽ quá tải, nước không thải ra kịp sẽ ứ lại trong các tế bào, gây phù mạch, phù tế bào, với các biểu hiện chậm chạp, buồn nôn, đau đầu. Uống quá nhiều nước còn gây phù não bởi các tế bào sẽ bị căng phồng. Chứng phù não gây co giật, hôn mê, ngưng thở, thoát vị thân não, thậm chí tử vong.

Theo BS Lê Thị Kim Quý (Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh), người khỏe mạnh, lao động vừa phải trong thời tiết bình thường cần khoảng 2,5 lít nước/ngày (1 lít nước có trong thức ăn và 1,5 lít nước uống/ngày). Nếu lao động nặng lúc trời nắng, hoặc trong các phân xưởng nóng cần uống nhiều nước hơn để bù cho lượng mồ hôi mất đi và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
BS chuyên khoa nhi Thúy Nga, Trung tâm Y tế Quang Hồng (Hà Nội) cho rằng, mức uống khuyến cáo trên 2 lít nước/ ngày là để áng chừng (với người trưởng thành), còn uống nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ thể mỗi người. Trẻ dưới 2 tuổi chỉ bú mẹ, ăn sữa, cháo là đủ nước và dinh dưỡng, không nhất thiết phải uống nước bên ngoài. Trên 2 tuổi trở lên trẻ khát thì cho uống theo nhu cầu và ăn thêm canh. “Không nên máy móc bắt trẻ uống cả cốc nước 10ml và một ngày uống hàng chục cốc như thế, bởi trẻ trọng lượng ít, độ lọc cầu thận cũng thấp nên không thể lọc được 2 lít nước/ngày. Sáng ra không nên bắt trẻ uống nhiều nước vì sẽ trôi hết dịch vị tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột non, đại tràng khiến thức ăn vào cơ thể sẽ không có dịch tiêu hóa ngay. Chỉ nên ép trẻ uống nước bù điện giải orezon khi trẻ tiêu chảy và bị sốt (cơ thể tăng thêm 10C nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%)”- BS Thúy Nga nói.
Cũng theo BS Thúy Nga, mùa hè nên uống nhiều loại nước giải nhiệt như nước chanh, mơ muối… vì chất muối cung cấp điện giải và vitamin C. Buổi sáng có thể uống ly nước muối nhạt, vừa làm sạch đường ruột và dạ dày, vừa không bị trướng bụng. 8 – 12 giờ sáng nên uống ly nước chanh giúp loại bỏ chất độc hại trong dạ dày, kích thích trao đổi chất, mùi hương dễ chịu của chanh kích thích làm việc hiệu quả.
Rượu bia là những chất lỏng không xếp vào nhóm nước uống, nhưng uống rượu bia quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc nước. Vì vậy, khi cơ thể đã ra nhiều mồ hôi, những khi đang vận động mạnh thì không nên uống nước, rượu, đồ uống khác quá nhiều.
Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn, hoặc uống sữa bột theo công thức. Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, còi xương, đi ngoài, táo bón cho uống thêm 100 – 200 ml nước /ngày, 1-2 thìa cà phê/lần. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, ăn cháo sữa là đủ. Không nên uống nước lọc như đồ uống hằng ngày vì dễ bị ngộ độc nước, khiến trẻ khó chịu, uể oải, thân nhiệt xuống thấp...Nếu thấy trẻ có triệu chứng trên, sớm đưa đi bệnh viện ngay.
(BS Thúy Nga, TT Y tế Quang Hồng, HN) |

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 4 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 20 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 23 giờ trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 23 giờ trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.