Người Bác sĩ chân chính: Không giàu nhưng chẳng bao giờ túng thiếu (*)
GiadinhNet - LTS: Đêm ngày 26/3/2004, trong chuyến đi công tác về tài chính y tế cho người nghèo của đoàn đại biểu Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tại các tỉnh miền núi phía Bắc, PGS. Viện sĩ Tôn Thất Bách đã đột ngột từ trần do bị nhồi máu cơ tim. Ngày 25/2 - ngày sinh nhật của cố PGS. Viện sĩ Tôn Thất Bách, trên trang Facebook của con trai ông là Tôn Hiếu Anh có bài viết cảm động về người bố của mình như một lời lúc mừng sinh nhật. Được sự đồng ý của Tôn Hiếu Anh, Báo GĐ&XH xin giới thiệu bài viết đầy trăn trở này đến bạn đọc.
![]() |
Cố PGS. Viện sĩ Tôn Thất Bách được người dân yêu quý gọi là “ông nghị của người nghèo”. Ảnh: TL |
Phân biệt “mổ” “chưa mổ”
Cố PGS.Viện sĩ Tôn Thất Bách (1946-2004) là PGS Y học, Viện sỹ Viện Hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Odessa - Ukraina, Nhà giáo nhân dân, thành viên Hội Ngoại khoa quốc tế. Ông là con trai của GS Tôn Thất Tùng, ông cũng là một trong những người vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên. Cố PGS.Viện sĩ Tôn Thất Bách là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá IX, X và XI, là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá XI. Ông qua đời trong một chuyến công tác nhằm nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo tại vùng núi phía Bắc nghèo và kém phát triển. |
Hồi nhỏ, Bố đã luôn dạy hai chị em cách tiếp người nhà bệnh nhân: Con chỉ mở cổng cho bệnh nhân đã mổ rồi, còn bệnh nhân chưa mổ con không cho vào nhà nhé! Sợ nhất là mỗi lần người nhà bệnh nhân nào vô tình vào được nhà biếu quà Bố mà là bệnh nhân chưa mổ thì y như rằng Bố cáu đến đỉnh điểm. Sau này Bố mới giảng giải: “Người bệnh mình đã mổ xong và họ đến cảm ơn mình sẽ nhận bởi vì đó là cái tình của họ”.
Ngày Tết luôn là ngày phân biệt: Bệnh nhân chưa mổ và mổ rồi của tôi khốc liệt nhất. Có những bệnh nhân Bố đã mổ đến thăm mà thuộc lòng tên và chưa một Tết nào vắng mặt. Bố vui lắm, trà nước với họ cứ đến hơn một tiếng dù Bố bận đến mấy.
Chú Đỏ ở làng Bình Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là một ví dụ. Chẳng biết Bố mổ cho từ khi nào, khéo từ lúc tôi chưa sinh ra ấy. Hồi xưa, cứ mỗi dịp Tết đến thì chú lại biếu mấy bánh pháo của Bình Đà. Sau này cấm đốt pháo nên chú qua nhà khi con gà, lúc cân cam. Bố biết chú khó khăn nên nhiều khi còn mừng tuổi cho chú. Rồi người bệnh khác mà Bố mổ từ khi còn bé là chú Bài, cho đến nay chú chưa quên một cái Tết nào với gia đình tôi. Chú khoẻ mạnh lắm! Hiện giờ chú cũng thành đạt và có hẳn trang trại nuôi gà. Đặc sản của chú biếu luôn luôn là gà. Nhiều khi Bố về, nhìn thấy gà là hỏi: Của thằng Bài à!
Còn rất nhiều người quen mặt khác nữa mà tôi không biết tên. Tôi sợ việc tiếp khách này lắm nên trốn biệt mỗi khi Tết đến Xuân về là giải pháp tốt nhất. Nỗi sợ thứ nhất vì không phân biệt được bệnh nhân mổ rồi và chưa mổ thì tôi gánh hậu quả là Bố mắng. Nhiều người nhà bệnh nhân rất hay nói dối là mổ rồi để tôi mở cửa. Ngay sau đó họ ra về với trận cáu kỉnh của Bố và bão tố sẽ giáng lên đầu tôi vì can tội mở cửa sai. Nỗi sợ thứ hai là người bệnh đến nhà đông quá, pha nước chè nhiều mỏi cả tay...
“Bà ơi mang tiền về lo cho con mai mổ đi”
Tôi sợ việc phải từ chối người nhà bệnh nhân chưa mổ còn hơn cả cơn cáu giận của Bố. Bởi vì ánh mắt, lời nói, sự thành khẩn của họ. Khi nhỏ, nhòm qua cửa thấy khách thì tôi líu lo về vài câu Bố dạy để họ đi về nhưng ít ăn thua. Nhiều lúc tôi đi vào rồi mà họ vẫn đứng ngoài hàng rào chờ và kiên nhẫn chờ tới vài tiếng quyết tâm gặp Bố tôi bằng được. Tôi vẫn thường xuyên nhòm ra nhìn xem họ đã về chưa vì nếu họ còn đứng đợi thì tôi còn áy náy.
Nhớ không bao giờ quên nổi về một trường hợp người nhà bệnh nhân chưa mổ đến quà cáp. Khi đó tôi học lớp 2 hay 3 gì đó thôi, lúc sắp ăn cơm tối có một bà cụ dáng vẻ nông dân lam lũ bấm chuông. Sau khi đưa nguyên tắc thì bà vẫn cứ xin vào: “Cháu ơi, mai con bà mổ rồi, thương bà cho bà vào gặp Bố một lát thôi”. Tôi sợ - sợ vì mình sẽ mềm lòng. Tuy nhiên nguyên tắc vẫn thắng: “Bà ơi, bà cứ về đi, bệnh nhân của Bố thì lúc nào Bố cũng hết lòng nên bà đừng lo. Tiền ấy bà để dành mà lo cho con của bà còn hơn”. Bà vẫn cứ đứng đợi ở đó cho đến tận sau giờ ăn cơm vẫn thấy nên tôi lại nhòm qua lỗ khoá lần nữa: “Bà ơi bà về đi, cháu mà mở cửa thì Bố cáu rồi bà cũng buồn - rồi cháu bị mắng đấy. Bà tin cháu đi, bà về lo cho con mình đi, bà ở đây lâu rồi còn gì”. May mà sau câu đó bà đã đi về nhưng hình ảnh này lưu giữ trong ký ức tôi không bao giờ quên. Hình ảnh bà mẹ nghèo cố gắng tìm cách biếu quà bác sỹ cho con mình trước khi mổ, mà tôi hiểu món quà họ biếu chắc chắn họ phải bán rất nhiều thứ mới có được.
Bệnh nhân “lừa” để vào nhà
Còn khi lớn lên tôi nghĩ ra mưu, nói Bố đi vắng là xong! Nhưng người nhà bệnh nhân cũng không vừa, họ “lừa” chúng tôi là bệnh nhân đã mổ để chúng tôi mở cửa hoặc nhận quà khi Bố đi vắng. Khổ nhất là Bố nhớ tên, nhớ trường hợp của từng bệnh nhân mà Bố đã mổ, cho nên muốn gian dối cũng không xong. Có lần Mẹ còn bị người nhà bệnh nhân “lừa” là đã mổ để gửi quà cho Bố. Trước giờ ăn cơm Bố phát hiện ra đó là tên người bệnh nhân sắp mổ và lập tức Bố đùng đùng nổi giận, lầm lì suốt bữa cơm rồi sau đó bảo Mẹ mai cầm gói quà vào viện trả người ta. Còn nếu do chúng tôi nhận vì bị “lừa” thì chính tay Bố cầm đi trả bệnh nhân vào hôm sau.
Quà biếu của bệnh nhân hay học trò của Bố là một nguồn kinh tế với gia đình tôi.Thu nhập của Bố và Mẹ không đủ dư dả. Tuy không biết cụ thể nhưng nhìn Mẹ tính toán tiền chợ hay Bố chắt chiu dành dụm là hiểu. Ấy vậy mà nguyên tắc bệnh nhân chưa mổ vẫn luôn áp dụng cho dù món quà có to đến đâu.
Tôi nhớ mãi là mổ một ca dù có 5 tiếng hay 8 tiếng thì bồi dưỡng của bệnh viện cũng chỉ là năm mươi ngàn, định mức này kéo dài suốt những năm đại học của tôi. Bởi vậy việc bác sỹ nghèo là việc chắc chắn. Khi bắt đầu ý thức được nhiều việc, tôi hiểu lý do mà Bố không tiếp bệnh nhân chưa mổ cũng giống câu ngạn ngữ “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”.
Bố thích ân tình hơn là nợ nần!
Sau này vào bệnh viện làm một thời gian tôi mới hiểu được sự quá tải của viện. Chỗ nào cũng bệnh nhân, chỗ nào cũng cấp cứu. Tuy nhiên ít ai hiểu được các bác sỹ cấp cứu luôn phân loại bệnh nhân nên hiểu được ai cần làm trước và ai cần làm sau. Nhiều người nhà cứ thấy chờ lâu hay vào bệnh viện bao lâu chưa tới lượt, trong khi người kia đến sau mà được vào trước. Họ đâu có biết một ê-kip trực cấp cứu khá mỏng, phải lo cho những ca nặng trước. Một phần là do ít hiểu biết, một phần là do y tá không biết cách giải thích hay giải thích họ cũng không hiểu và suy luận ra là cần biếu quà hay phong bì.
Chẳng ai tin là gia đình tôi không giàu. Nếu mà Bố nhận quà biếu và phong bì thì chắc chắn giàu to bởi vì số bệnh nhân sau khi mổ đến cảm ơn Bố chỉ khoảng một phần nhỏ với số bệnh nhân Bố đã mổ. Tuy nhiên Bố đồng ý với cuộc sống hiện tại và tư duy này cũng là do Ông nội giáo dục Bố.
Tôi nhận thấy có thể bác sỹ chân chính không giàu có được nhưng không bao giờ túng thiếu. Cái ân tình của người Việt Nam thật là vĩ đại, Bố đã cứu sống họ và họ mang ơn cả đời là điều tôi chứng kiến.
Quà biếu của mỗi người không nhiều nhưng với nhiều người gộp lại thì cũng không ít. Thú thực là nhiều năm nay tôi không kiếm ra tiền để đóng cho Mẹ nhưng Tết đến thì không phải lo lắng nhờ ân đức Bố để lại. Bố đã mất rồi mà nhà tôi vẫn đầy đủ bánh chưng, con gà hay thậm chí cành đào, cây quất do bệnh nhân và học trò cũ của Bố đến biếu. Tuy không nhiều như trước nhưng cũng là đủ cho cả nhà mấy Mẹ con dùng hết Tết.
Làm bác sỹ như Bố tuy không giàu có nhưng không bao giờ sợ đói. Nhưng thời buổi này hiếm người có thể từ chối được việc làm giàu, đồng tiền nó thật ma lực, khó có thể cưỡng nổi sự hấp dẫn của nó.
Người như Bố khéo nhiều người bảo là điên! Nhưng Bố thanh thản trong sạch và vợ con không bao giờ sợ đói. Thậm chí nhiều việc trong cuộc sống rất hay được những người vô danh giúp đỡ. Chúng tôi không giàu lắm về vật chất nhưng giàu ở cái tình người mà do Bố để lại bằng ân đức và sự chân thành!
Cảm ơn Bố và chúc mừng sinh nhật Bố yêu! (25/2/1946)

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 5 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.