Người buôn hàng hiệu xách tay bị xua đuổi ở Hàn Quốc
Các thương hiệu xa xỉ lần lượt rút cửa hàng miễn thuế tại Hàn Quốc. Đây được cho là động thái giữ chân khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu và chống lại nhóm "daigou".
Thương hiệu thời trang cao cấp của Pháp Chanel thông báo sẽ rút cửa hàng của mình khỏi các trung tâm mua sắm miễn thuế ở Hàn Quốc từ tháng 3.
Theo The Korea Times, đây là cách Chanel chống lại "daigou" - thuật ngữ bắt nguồn từ Trung Quốc, chỉ những người mua hàng thay thế hay chuyên buôn hàng xách tay.
Tại Hàn Quốc, trong đại dịch, gần 90% doanh thu của các cửa hàng miễn thuế địa phương đến từ daigou.
Sự gia tăng sức mua của nhóm khách hàng này là điều mà những thương hiệu cao cấp không hề mong muốn. Trước Chanel, Rolex và Louis Vuitton cũng quyết định rút các cửa hàng miễn thuế của mình ở xứ kim chi với lý do tương tự.


Người Hàn xếp hàng 14 tiếng giữa mùa đông để mua túi Chanel. Ảnh: Bloomberg.
Hình ảnh cao cấp bị "hoen ố"
"Động thái vội vã rút khỏi lĩnh vực kinh doanh miễn thuế của các thương hiệu xa xỉ cho thấy họ muốn duy trì hình ảnh cao cấp của mình, vốn đã bị daigou làm cho hoen ố", một nguồn tin trong thị trường nói với The Korea Times.
Người này giải thích rằng nhóm mua hàng thay thế liên tục yêu cầu hạ giá và bán lại các sản phẩm xa xỉ mà mình mua được ở Hàn Quốc lẫn lộn với hàng giả tại Trung Quốc.
"Tôi nghĩ Chanel và Louis Vuitton đã đưa ra giải pháp rằng họ thà bán sản phẩm miễn thuế trực tiếp cho khách hàng Trung Quốc ở đại lục hơn là những daigou ở Hàn Quốc.
Họ muốn điều chỉnh số lượng cửa hàng miễn thuế hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tập trung vào thị trường Trung Quốc".

Khách hàng chờ đợi bên ngoài cửa hàng Louis Vuitton thuộc chi nhánh chính của Lotte Department Store. Ảnh: Hankook Ilbo.
Sự rút lui của Chanel, theo sau Rolex và Louis Vuitton sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty miễn thuế vì doanh số bán hàng ở các khu vực trung tâm thành phố của nhóm này đã giảm khoảng 38% vào năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài, theo báo cáo của Moodie Davitt.
Để thúc đẩy thị trường này, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định bãi bỏ việc giới hạn mua hàng trị giá 5.000 USD cho những người mua sắm đi du lịch nước ngoài từ tháng 3, nhưng vẫn duy trì giới hạn 600 USD đối với khách du lịch trong nước.
Xua đuổi daigou để giữ chân giới thượng lưu
"Chanel đang dần trở thành Hermès", bình luận của người tiêu dùng được tờ Hankook Ilbo trích dẫn.
Trước khi đóng các cửa hàng miễn thuế, Chanel đã liên tục tăng giá trong tháng 2, tháng 7 và tháng 9 năm ngoái. Ngoài ra, thương hiệu này cũng đưa ra quy định "mỗi người một túi Chanel" với một số mặt hàng nhất định.
Những chính sách này đều nhằm duy trì tính độc quyền của thương hiệu. Bằng cách hạn chế sức mua của các daigou hay người mua sắm thông thường, Chanel muốn giữ chân khách hàng giàu có.
"Chanel đang theo sát hành vi bán hàng độc quyền của Hermès, nhắm vào nhóm khách không dễ dàng từ bỏ cơ hội mua những chiếc túi như Birkin hay Kelly trị giá hàng chục triệu won", Hankook Ilbo bình luận.

Chanel Hàn Quốc giới hạn số lượng mua hàng của mỗi khách để duy trì tính độc quyền. Ảnh: Forbes.
Rolex và một vài thương hiệu cao cấp khác cũng có cách làm tương tự Chanel.
Các chuyên gia phân tích, hàng hóa xa xỉ có xu hướng phô trương và những người giàu mua chúng vì thích sự khác biệt. Nếu không duy trì được tính khác biệt, một số thương hiệu xa xỉ ở Hàn lo sợ sẽ mất nhóm khách thượng lưu.
"Nhiều người không thích sự đại trà, nhất là khi hàng hóa xa xỉ được mua một cách dễ dàng. Do vậy, gần đây cũng có xu hướng những người giàu mặc món đồ xa xỉ không có logo thương hiệu. Và họ tự hào khi mọi người vẫn biết đến sự sang trọng qua món đồ đó", Lee Eun Hee, giáo sư nghiên cứu về người tiêu dùng trẻ tại Đại học Inha, cho biết.
Còn Seong Tae Yoon, giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, lý giải: "Tính phổ biến càng cao, sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm càng ít đi. Vì vậy, người ta thường có xu hướng tìm kiếm những thứ mới mẻ để có thể phân biệt mình với người khác".
Á hậu Tú Anh sống ra sao khi nhiễm COVID-19 bên chồng thiếu gia điển trai

Hà Nội: Đồng loạt kiểm tra 14 điểm kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tại chợ Nhà Xanh
Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/4, Chi Cục QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất 14 điểm kinh doanh trên phố Phan Văn Trường, thuộc khu vực chợ Nhà Xanh (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

Siết chặt hoạt động kinh doanh dược trên môi trường mạng
Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Vị Mộc Linh đổ đống trên đường Nguyễn Lân (Thanh Xuân, Hà Nội), lãnh đạo địa phương nói gì?
Bảo vệ người tiêu dùng - 15 giờ trướcGĐXH - Theo lãnh đạo UBND phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội), Phường đang yêu cầu công an phối hợp mời công ty có địa chỉ trong sản phẩm lên làm việc liên quan đến hàng ngàn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Vị Mộc Linh vứt tràn lan ở vỉa hè.

Bộ Công thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã gửi Công điện hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Công ty CP Dầu khí Nam Long bị thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Bộ Công Thương vừa có Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ kiều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long.

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Theo thông tin từ Bộ Công thương, hiện nay trên cả nước còn 16 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (giảm 04 doanh nghiệp so với đầu năm 2024).

Sữa Nutri Brain IQ có công dụng chữa tự kỷ, sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi', Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ thành 'thần dược' chữa tự kỷ; sản phẩm sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi'...

Vụ sản xuất gần 600 loại sữa bột giả: Người nổi tiếng quảng cáo sữa bột giả có công dụng như 'thần dược', không thể 'né' trách nhiệm
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Theo luật sư, ngay cả trong trường hợp không chứng minh được yếu tố đồng phạm, người tham gia quảng cáo gian dối vẫn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Bộ Công thương không cấp phép, quản lý trực tiếp sữa bột giả của các công ty vi phạm?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, theo quy định, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng sữa bột giả của các công ty vi phạm.

Vụ gần 600 loại sữa bột giả: Nhiều người tiêu dùng hoảng hốt vì lỡ cho con dùng sữa bột giả
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Một lon sữa giả không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn khiến không ít phụ huynh bàng hoàng khi phát hiện họ đã vô tình mua cho con uống trong suốt nhiều tháng qua khi Bộ Công an công bố gần 600 loại sữa bột giả, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Sữa Nutri Brain IQ có công dụng chữa tự kỷ, sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi', Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ thành 'thần dược' chữa tự kỷ; sản phẩm sữa Hikid quảng cáo '100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi'...