Người cao tuổi bị cao huyết áp nên ăn uống thế nào?
GiadinhNet - Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.
Theo thống kê, gần ¾ là người có độ tuổi từ 70 trở lên bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng có thể để lại những hậu quả xấu cho người bệnh.
Những biến chứng đó có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội. Hàng năm chúng ta phải chi một khoản kinh phí rất lớn, tới cả ngàn tỷ đồng để trực tiếp điều trị bệnh và phục vụ những người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Bệnh nhân cao huyết áp ngoài nhận sự điều trị từ phía bệnh viện thì cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện sức khỏe.
Nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống.
Cụ thể trong thực đơn hàng ngày người cao tuổi cần lưu ý đảm bảo:
- Chất đạm: Từ 0,8 đến 1 g protein cho một kg cân nặng.
- Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
- Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
- Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6 g.
- Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).

Một chế độ ăn tốt sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra, cần chú ý thêm những điều sau:
- Không nên ăn mặn, ăn các thức ăn có chứa hàm lượng muối cao: Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, một người chỉ nên ăn ít hơn 5g muối/ ngày. Natri có trong muối ăn làm tiết ra nhiều dịch tế bào, làm tim đập nhanh và tăng huyết áp. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp không nên ăn các món muối chua như dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi,… Đây cũng là các món ăn không tốt cho người cao huyết áp vì các món muối chua chứa hàm lượng natri cao.
- Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng: Thức ăn nhiều năng lượng là chocolate, đường glucose, đường mía, và các món ăn chứa nhiều đường khác. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn người bình thường.
- Không nên ăn nhiều mỡ động vật: Người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật. Tuy mỡ động vật rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, nhưng ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe. Mỡ động vật và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ khác chứa nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Không nên ăn nội tạng động vật (thận, óc, tim, gan, lòng): Nội tạng động vật có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol cao hơn nhiều so với thịt. Khi nội tạng động vật được tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch, tăng huyết áp. Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,…

Thiết kế thực đơn với cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất với người cao huyết áp.
- Hạn chế dùng các loại nước ngọt có ga, các loại bia vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều.
- Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
- Thay vì ăn thịt thì nên ăn cá vì trong cá có các loại protein làm giảm huyết áp. Trong 1 tuần nên ăn nhiều cá hơn thịt. Đối với thịt đỏ (thịt trâu, bò, dê, ngựa), nên ăn hạn chế hoặc không ăn.
- Để hạn chế xơ vữa động mạch thì nên ăn thêm các loại thực phẩm có chứa chiều vitamin C, vitamin PP như các loại quả chín (cam, quýt, bưởi, xoài) hoặc ăn nhiều rau (rau dền, rau ngót, rau đay, rau sam).
Lily (th)

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 4 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.