Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người cao tuổi bị Parkinson nên biết những điều này

GiadinhNet - Parkinson là một trong những bệnh hay gặp nhất trong các bệnh do rối loạn thoái hóa mạn tính hệ thần kinh trung ương. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi (NCT). Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị mất trí nhớ, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Người cao tuổi bị Parkinson nên biết những điều này - Ảnh 1.

Bệnh Parkinson gây ra rất nhiều phiền toái đối với người cao tuổi. Ảnh minh họa

Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh

Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh có tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Bệnh có những biểu hiện điển hình là chứng run và co cứng cơ, chậm chạp, mất ổn định về tư thế, người bệnh đi lại dễ bị ngã và một số triệu chứng liên quan trầm cảm, tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật... Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng khác như hạ huyết áp, có cảm giác châm chích, kiến bò ở chi. Ở những giai đoạn muộn, triệu chứng nặng dần, run và cứng cơ nhiều hơn. Ngay cả những động tác đơn giản như cài khuy áo, tự mặc quần áo người bệnh cũng không tự làm được.

Hiện nay, theo các bác sĩ, nguyên nhân của căn bệnh này vẫn chưa được công bố. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ duy nhất dẫn đến tình trạng bệnh. Theo đó, tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh Parkinson (khoảng 5%) khởi phát ở người trẻ. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tỷ lệ 3/2 (3 nam 2 nữ).

Theo TS.BS Đinh Vinh Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh (Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM), hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh Parkinson, đó là: Điều trị tập thể dục, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; dùng các thuốc để điều trị nội khoa; điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bệnh Parkinson cho đến nay nhằm giúp giảm triệu chứng chứ không thể ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, triệu chứng của bệnh Parkinson là không giống nhau giữa các người bệnh và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đó cũng khác nhau. Với một số người, triệu chứng gây phiền toái nhất của bệnh Parkinson là táo bón, nhưng với một số người khác, run tay là triệu chứng điển hình ảnh hưởng đến cuộc sống. Do vậy, phương pháp điều trị bệnh sẽ được thiết kế phù hợp với từng người bệnh cụ thể để có thể giải quyết được sự phiền hà lớn nhất mà bệnh Parkinson mang lại cho mỗi bệnh nhân.

Tuy nhiên, với những NCT, vấn đề hay gặp nhất là tình trạng uống thuốc theo đơn của người khác. Điều này khiến bệnh không những không thuyên giảm mà có nguy cơ nặng thêm. Bên cạnh đó, việc hay "nhớ nhớ quên quên" của tuổi già cũng khiến NCT thường quên không uống thuốc, uống thuốc không đúng liều lượng hoặc uống sai thời điểm. Vì vậy, theo các bác sĩ, bệnh Parkinson cũng giống như bệnh cao huyết áp, mỡ máu và các bệnh mãn tính khác hay gặp ở NCT nên cần phải được theo dõi, kiểm soát hàng ngày và tuân thủ uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tiến triển bệnh một cách tối đa.

Sự quan tâm, hỗ trợ của người thân là vô cùng cần thiết

Theo TS.BS Đinh Vinh Quang, bệnh Parkinson làm cho bệnh nhân bị run, giảm vận động và cứng đờ, do đó sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, ở giai đoạn muộn bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi chăm sóc bản thân, ăn uống, đi lại dễ té ngã nên rất cần có sự hỗ trợ của người thân trong gia đình để không gặp trở ngại trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, bệnh nhân Parkinson hay bị trầm cảm, vì vậy, sự hỗ trợ, động viên, quan tâm của người thân trong gia đình sẽ góp phần giúp người bệnh vượt qua được mặc cảm, tiếp tục chống chọi với bệnh tật.

Hơn nữa, người thân có thể hướng dẫn NCT mắc bệnh cách để "chung sống" với bệnh. Chẳng hạn, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Phương pháp đơn giản và hiệu quả ở bệnh nhân Parkinson là đi bộ. Việc này sẽ giúp cơ bắp linh hoạt hơn, làm giảm độ cứng ở cơ khớp, từ đó giúp người bệnh đi lại, cầm nắm đồ vật dễ dàng hơn. Mặt khác, tập thể dục thường xuyên còn giúp cơ thể giải phóng ra nhiều hormone tích cực. Đây là lý do khiến người bệnh thường cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn sau khi tập luyện.

Ngoài ra, người bệnh Parkinson cũng hay bị mất ngủ, thường có cảm giác lo lắng, bồn chồn, đôi khi hoang tưởng. Do đó, gia đình nên thiết kế nơi nghỉ ngơi thoáng mát, tránh bụi bặm, tiếng ồn. Tủ thuốc nên được ghi chú, phân chia rõ ràng để người bệnh tránh dùng nhầm giữa các loại thuốc với nhau. Các đồ vật dễ bị dịch chuyển, trơn trượt như bàn, ghế có bánh xe, thảm trơn không nên để trong nhà đặc biệt là những nơi người bệnh thường xuyên đi qua để đề phòng nguy cơ bị ngã. Phòng tắm, phòng ngủ, nhà bếp nên có tay vịn hoặc đồ vật cứng để bám. Sàn nhà nên tạo bề mặt nhám, lì để tránh trơn trượt, cầu thang cũng không nên quá cao khiến người bệnh khó bước qua.

Một điều lưu ý khác về vấn đề dinh dưỡng, NCT mắc bệnh Parkinson có thể có các triệu chứng về thần kinh thực vật như: Tăng tiết nước bọt, giảm vị giác (ăn mất ngon), rối loạn chức năng dạ dày (dễ bị đầy bụng, khó tiêu), do đó, người nhà nên chú ý khi cho bệnh nhân ăn, tránh tình trạng ăn nhanh và bị sặc (có thể dẫn đến viêm phổi do sặc).

Bệnh Parkinson cũng như thuốc điều trị thường dễ gây táo bón, do đó, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau, quả củ… Nên tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân Parkinson không nên uống trà, cà phê và coca vì các loại nước uống này có thể làm gia tăng tình trạng run tay, khó kiểm soát vận động, khiến bệnh ngày càng trầm trọng thêm.

Nguyễn Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top