Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân chấp nhận chi trả cho dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Thứ bảy, 11:00 21/07/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hiện nay, thói quen sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ từ sự tài trợ của Nhà nước của người dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã dần thay thế bằng phương thức xã hội hóa. Người dân chấp nhận chủ động trả tiền để được lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Đó là nhờ địa phương tuyên truyền hiệu quả Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ tại khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2015-2020 (gọi tắt là Đề án 818).


Cán bộ dân số giới thiệu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. Ảnh: Trang Nguyễn

Cán bộ dân số giới thiệu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa. Ảnh: Trang Nguyễn

Người dân thay đổi nhận thức

Chị Lê Thị Yến (34 tuổi, ở tổ dân phố Phú Thọ 3, phường Ninh Diêm, Ninh Hòa) cho biết, chị đã dùng một số sản phẩm của Đề án 818 như bao cao su Hello rất an toàn, sản phẩm Gyno Pro dung dịch vệ sinh đa năng cũng rất tốt, dùng được cho cả gia đình. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng yên tâm, mặc dù giá hơi cao nhưng có chất lượng nên chấp nhận được. Bây giờ chị đã trở thành khách hàng thân thuộc của các sản phẩm trên.

Cùng thôn với chị Yến, chị Lê Thị Ngọc Linh (35 tuổi, làm nghề sản xuất bánh tráng) cũng cho hay: “Tôi có 2 con gái và tránh thai bằng thuốc uống đã 10 năm, trước đây được cấp miễn phí, nhưng hơn 1 năm nay được cán bộ dân số bán cho loại Anna, tôi dùng rất hợp, sức khỏe vẫn bình thường. Tôi không cảm thấy phiền khi bỏ tiền ra mua vì mình được lựa chọn sản phẩm tốt, giá cả cũng hợp lý. Vì vậy, tôi hay giới thiệu cho bạn bè cùng mua và sử dụng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chính bản thân mình”…

Chị Trịnh Thị Thùy Dương, cán bộ chuyên trách dân số phường Ninh Diêm cho biết, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã triển khai Đề án 818 trên địa bàn xã từ tháng 8/2016 đến nay, toàn phường đã tiêu thụ 200 lọ Gyno-pro và nhiều sản phẩm khác như thuốc tránh thai Anna, bao cao su Hello, Hello plus… Các sản phẩm này uy tín và chất lượng nên người dân tin tưởng mua dùng.

“Thời gian đầu nhiều người còn e ngại vì không biết sản phẩm chất lượng thế nào, giá thành hơi cao. Tuy nhiên địa phương đã phối hợp với tổ dân phố, Trạm Y tế, Hội Phụ nữ tổ chức truyền thông và tuyên truyền tận hộ gia đình để trực tiếp giới thiệu từng sản phẩm cụ thể về nguồn gốc, thành phần, công dụng và được Bộ Y tế cho phép đưa vào Đề án 818. Vì vậy nhiều người đã đồng ý dùng thử và thấy hiệu quả nên truyền tin nhau, từ đó người dân biết và tìm đến mua”, chị Dương nói.

Nhờ chú trọng truyền thông

Đề án 818 của Bộ Y tế được triển khai trên địa bàn tỉnh từ tháng 12/2015. Năm 2016, Ninh Hòa là một trong 3 địa phương được chọn triển khai thí điểm. Bà Nguyễn Ngô Bích Khuê, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Ninh Hòa cho biết, khi triển khai Đề án, Trung tâm xác định việc tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi của người dân là rất quan trọng. Bởi thực tế, một phần người dân đã quen được cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí từ nguồn tài trợ của Nhà nước, một phần chưa coi trọng việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, lựa chọn phương tiện tránh thai có chất lượng.

Tại Ninh Hòa, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ được bày bán rất đa dạng ở các nhà thuốc nên việc đưa sản phẩm của Đề án 818 vào đời sống người dân cũng không phải dễ dàng. Vì vậy, Trung tâm DS-KHHGĐ đã chỉ đạo Ban dân số các xã tăng cường phối hợp với các đoàn thể địa phương tổ chức các buổi truyền thông lồng ghép, tư vấn nhóm giới thiệu về các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số có lồng ghép truyền thông các sản phẩm của Đề án 818.

Theo thống kê, từ 2016 đến 2017, toàn thị xã đã tổ chức gần 900 buổi truyền thông nhóm, thu hút 15.760 lượt người tham dự; tư vấn trực tiếp cho 5.860 hộ gia đình; tư vấn trực tiếp tại các trạm y tế cho 10.320 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về kiến thức KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm đường sinh sản. Qua đó lồng ghép giới thiệu cho người dân các sản phẩm thuộc Đề án 818 đồng thời tư vấn cho những đối tượng có nhu cầu lựa chọn loại dịch vụ chất lượng, phù hợp với khả năng.

Ngoài ra, Trung tâm DS-KHHGĐ còn tuyên truyền qua mạng xã hội; trang bị kỹ năng tư vấn cho toàn thể cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên dân số. Từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở… Kết quả, toàn thị xã đã tiêu thụ khoảng 1.180 lọ Gyno Pro dung dịch vệ sinh đa năng, 6.000 chiếc bao cao su Hello và Hello plus, 100 vỉ viên uống tránh thai Anna và hộp viên sắt Axit foclic… của Đề án 818. Một số xã triển khai tốt như Ninh Diêm, Ninh Thọ, Ninh Đa. Qua đó góp phần nâng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên trên 79%, tương ứng gần 22.300 cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Theo đó tỷ suất sinh giảm xuống 10,91‰; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên chỉ còn 9,01%; giảm tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh sản.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Ngô Bích Khuê cho biết thêm, đó mới là hiệu quả bước đầu, để Đề án thực hiện hiệu quả hơn, ngành dân số thị xã sẽ chú trọng tuyên truyền hơn nữa cho người dân về chia sẻ gánh nặng ngân sách Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng cách chủ động chi trả kinh phí khi sử dụng các phương tiện tránh thai phù hợp với sức khỏe, chất lượng cao. Bên cạnh đó chỉ đạo ban dân số các xã lựa chọn những sản phẩm, phương tiện tránh thai phù hợp với điều kiện địa phương, thị hiếu người dân để tư vấn, tiếp thị sản phẩm có hiệu quả, mang lại lợi ích về sức khỏe sinh sản cho nhân dân... Từ đó tạo dư luận và sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong thực hiện Đề án 818.

Trang Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 59 phút trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

Top