Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân làng cổ Đường Lâm xin trả lại di tích: Sống trong “di tích sống”

Thứ tư, 10:11 22/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Cụm từ “di tích sống” được chính quyền thị xã Sơn Tây nhắc đến nhiều lần trong buổi làm việc về làng cổ Đường Lâm ngày 21/5.

Người dân làng cổ Đường Lâm xin trả lại di tích: Sống trong “di tích sống” 1
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị tới thăm một nhà cổ đang được sữa chữa, bảo tồn. Ảnh: V.H
 
Buổi làm việc có sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành, đủ các cấp quản lý và cả đại diện cho những người dân “xin trả lại di tích” nên cũng có nhiều lời “tâm huyết” và những câu nói “xin lỗi”...
 
Xin trả lại
Theo ông Đặng Vũ Nhật Thăng, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm là một quần thể di tích có mật độ dày đặc với 50 di tích có giá trị; Trong đó có nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng (gồm 7 di tích quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp tỉnh), ngoài ra còn lưu giữ được 37 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại từ 200 – 400 năm, 74 ngôi nhà cổ loại 1 có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng Đồng bằng Bắc bộ.
Năm thôn trong khu vực di tích làng cổ có gần 1.500 hộ dân, với hơn 6.000 nhân khẩu đang sinh sống. Làng có 2 khu vực bảo vệ 1 và 2, trong đó khu vực 1 (thôn Mông Phụ) là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, khu vực này phải được bảo vệ nguyên trạng. Vì vậy, giữa bảo tồn và phát triển luôn luôn là một bài toán khó và mâu thuẫn, phải tiếp tục nghiên cứu, tìm lời giải.
Ông Thăng cho rằng do đặc thù của một “di tích sống” nên trong quá trình quản lý, thực hiện công tác bảo tồn và phát triển di tích đã phát sinh một số bất cập chưa được giải quyết kịp thời như: vấn đề cấp phép xây dựng, cơ chế cấp đất giãn dân… dẫn tới một số hộ dân bức xúc viết đơn xin trả lại danh hiệu di tích làng cổ. Tuy nhiên ông Thăng cũng khẳng định đây chỉ là hành động của một số hộ dân bức xúc khi bị chính quyền ngăn chặn các vi phạm về trật tự xây dựng, không phải là đại diện nguyện vọng của toàn thể người dân.
Đại diện cho “một số hộ dân bức xúc”, chị  Giang Tú Oanh đã nói lên nhiều cái “không” của một số hộ dân như gia đình chị. Đó là không được sống tự do trên mảnh đất do chính cha ông để lại, không được xây dựng, không có chỗ sinh con, không được hưởng lợi từ làm du lịch… Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm xác nhận một số điều chị Oanh nêu là có thật. Ông Thành kiến nghị các cấp cần thiết kế mẫu nhà thích hợp phù hợp với không gian cảnh quan để người dân có thể sữa chữa, cải tạo, xây mới nếu luật cho phép. Ngoài ra, ông Thành cũng đề nghị khi thực hiện dự án giãn dân, diện tích tối thiểu cho mỗi hộ phải là 180m2…
Không chạy theo danh hiệu
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên cho biết khi khi xếp hạng di tích làng cổ Đường Lâm có sự đồng thuận rất cao của người dân, có cam kết có lộ trình phát huy giá trị, bảo tồn. “Do đó, không thể bảo ai trả ai, mà đây là tài sản quốc gia”, bà Liên nhấn mạnh.
 
Người dân làng cổ Đường Lâm xin trả lại di tích: Sống trong “di tích sống” 2

Nghịch cảnh nhà cổ và nhà hiện đại tại Làng cổ Đường Lâm

 
Tuy nhiên, bà Liên cho rằng Bộ VH,TT&DL cũng rất chia sẻ với nhân dân. Bộ đề nghị Hà Nội khẩn trương phê duyệt quy hoạch tổng thể, sau đó phê duyệt các dự án thành phần. “Chúng tôi đề nghị thành phố nên có cơ chế chính sách đặc thù với Đường Lâm vì Việt Nam chỉ có 1, trên thế giới cũng chỉ có 5 làng (nếu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - PV)”, bà Liên nói.
Là người cho ý kiến cuối cùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã nói lời xin lỗi người dân làng cổ Đường Lâm vì chính quyền đã chậm chễ trong việc đưa ra những giải pháp nhằm làm hài hòa giữa bảo tồn và đảm bảo cuộc sống người dân.
Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, việc bảo tồn và phát huy phải theo phương châm của dân, do dân và vì dân. Phải cân bằng giữa lợi ích của di sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, làm sao để người dân là chủ nhân thực sự của di sản. Trước nhiều ý kiến về việc làm hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận là di tích đặc biệt cấp Quốc gia và sau đó đề nghị UNESCO công nhận làng cổ Đường Lâm là di sản văn hóa thế giới, Bí thư Thành ủy cho rằng, nếu nói ngừng hẳn thì cứng quá, nhưng phải có lộ trình, không chạy theo danh hiệu. Việc cấp thiết hiện nay là phải trên cơ sở tháo gỡ những vướng mắc đã bàn và phải được sự đồng thuận của người dân.
Ý kiến các nhà khoa học
 
> “Cái khó của Làng cổ Đường Lâm hôm nay thì Hội An cũng đã gặp từ nhiều năm trước, nhưng bây giờ họ đã thành công trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản”.
 
PGS TS Đặng Văn Bài,
Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
 
> “Làng cổ không còn là di sản của riêng người Đường Lâm nữa mà là di sản của cả nước. Trách nhiệm bảo vệ thuộc cả người dân và nhà nước. Nhưng lợi ích phải hài hòa”.  
 
PGS TS Trần Đức Cường,
Phó chủ tịch Hội Khoa học  lịch sử Việt Nam.
 
>  “Không phải xếp hạng di tích để rồi làm khó cho dân. Tôi chia sẻ những bức xúc của người dân”.  
 
GS TSKH Lưu Trần Tiêu,
Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia.

> “Việc có lác đác một vài nhà bê tông xen giữa nhà di sản tạo nên cảnh quan không gian thật nặng nề và nhức mắt. Cần bảo tồn các di tích cùng với khôi phục các kiến trúc có giá trị. Làng cổ Đường Lâm là một viên ngọc và Nhà nước nên đầu tư cho viên ngọc này”.
 
TS Lưu Minh Trị,
Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long.

> “Chúng tôi ủng hộ việc xây dựng cải tạo ngôi nhà ở Đường Lâm. Nhu cầu của người dân chính đáng cần phải xem xét giải quyết. Phải sớm quy hoạch tổng thể, rà soát thật kỹ. Trong quy hoạch phải phân loại giá trị, phương án ứng xử với từng ngôi nhà”.
TS Nguyễn Thế Hùng,
Cục trưởng Cục di sản.
 
Võ Hải
tranmenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top