Người dân ở Đà Nẵng rầm rộ bán đất vườn
Cơ quan chức năng Đà Nẵng cảnh báo người dân thận trọng, cảnh giác với các chiêu trò tăng giá đất ảo để tránh bị thiệt hại.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang đang triển khai các giải pháp mạnh để siết chặt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất vườn nhằm tránh "cơn sốt ảo", hạn chế thiệt hại cho người dân, nhà đầu tư.
Biện pháp này được thực hiện sau khi có tình trạng "cò" tung chiêu tạo ra những đợt sốt đất ảo, lôi kéo người dân đổ xô bán đất nông nghiệp.
Tách thửa, phân lô đất vườn để bán
Trong vai một nhà đầu tư cần mua đất, phóng viên Zing liên hệ với Tiên, một người môi giới bất động sản tự do để hỏi mua lô đất diện tích hơn 1.000 m2 tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang).
Qua điện thoại, người này nói: "Anh sớm đặt cọc chứ đất đang tăng giá từng ngày". Hôm sau, Tiên chỉ cho 5-6 lô đất (trung bình hơn 1.000 m2/lô) ở địa phương này với giá từ 900 triệu đến 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, những lô mà nam thanh niên này giới thiệu đa phần là đất vườn, ruộng thậm chí đất lâm nghiệp của người dân xã Hòa Bắc.
Tại xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang), một cò đất tên Thuận cũng giới thiệu cho phóng viên 3 lô đất có diện tích từ 300-500 m2. Theo lời của người này, 2 tháng nay đất ở đây "sốt" nên muốn mua thì phải đặt cọc trước. "Những lô đất em giới thiệu đều có sổ đỏ, tính pháp lý rõ ràng. Nếu ưng ý, anh đặt cọc trước 10% giá trị lô đất", Thuận nói.
Theo Thuận, những tháng gần đây giới đại gia tìm đến các vùng ven, nông thôn mua đất nên giá tăng hơn 2 năm trước. Người dân cũng vì nhiều lý do khác nhau, đổ xô tách thửa, phân lô đất vườn để bán.
Ông Nguyễn Tình (ngụ xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) cho hay từ sau Tết, nhiều “cò” đất rảo quanh các đường làng hỏi mua đất nông nghiệp, đất vườn. "Nhiều nhà thấy được giá nên cắt đất bán. Thực hư thế nào thì không rõ nhưng thấy nhiều chỗ, họ mua xong rồi bán lại hoặc dựng rào để đó chứ ít có người làm nhà ở", ông Tình cho hay.
Anh Vũ (trú xã Hòa Khương) cho biết gia đình có đất vườn khá rộng. Những năm qua, gia đình trồng cây ăn quả và rau để bán nhưng lời chẳng bao nhiêu. "Chưa kể, mỗi đợt bão, lũ, ruộng, vườn ngập nước nên mất trắng", anh Vũ giải thích lý do cắt 600 m2 đất vườn thành 3 lô để rao bán.
"Tôi bán được một lô với giá 1,15 tỷ đồng. Hai lô còn lại nhiều người hỏi nhưng chưa ai chịu đặt cọc", anh Vũ nói và cho biết nhiều gia đình ở xã Hòa Khương cũng tách thửa, phân lô bán đất để lấy tiền làm kinh tế hoặc cho con ăn học.
Theo báo cáo của UBND huyện Hòa Vang, từ sau Tết Nguyên đán 2022, số lượng hồ sơ liên quan đến thủ tục đất đai tăng nhiều so với trước. Riêng 3 tuần qua, huyện tiếp nhận gần 3.000 hồ sơ của công dân đăng ký làm các thủ tục về đất.
"Số hồ sơ giao dịch đất đai tại Hòa Vang tăng từ 120 hồ sơ/ngày lên khoảng 200 hồ sơ/ngày. Việc sốt đất một phần do "cò" tung tin và cũng có trường hợp cho rằng sắp tới huyện Hòa Vang thí điểm làm khu du lịch sinh thái", ông Phan Văn Tôn, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang nói.
Siết chặt việc chuyển đổi đất nông nghiệp
Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết số lượng hồ sơ mà người dân nộp nhiều nhưng đơn vị chưa xem xét vì chủ trương của lãnh đạo thành phố là siết chặt việc chuyển đội đất nông nghiệp sang đất ở.
Theo đó, huyện chỉ giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất vườn gắn với đất ở theo hạn mức sử dụng từng địa bàn, không giải quyết toàn bộ khu vườn.
Nếu người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở để cắt đất cho con cái hoặc để bán lấy tiền giải quyết khó khăn cho gia đình thì huyện giải quyết vừa đủ nhu cầu thực tế, khoảng 200-300 m2.
Sau khi nhận hồ sơ, Phòng TNMT huyện Hòa Vang sẽ cử cán bộ xuống địa phương xác minh, nếu thấy việc xin chuyển đổi của người dân không phù hợp quy hoạch, thực tế nhu cầu thì không giải quyết.
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng cho hay căn cứ Luật Đất đai năm 2013 thì việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 trên địa bàn huyện Hòa Vang chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của địa phương này cũng không chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thuần túy sang đất ở.
Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng cho rằng việc một số người đăng quảng cáo trên mạng xã hội nhận làm dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở là trái quy định của pháp luật.
Nhận định việc sốt đất là bình thường ở những đô thị đang có tốc độ đô thị hóa cao, nhưng Giám đốc Sở TNMT chỉ ra rằng thực tế có tình trạng "cò" dùng chiêu trò đẩy giá. Bên cạnh đó, nhiều người đổ xô đi mua - bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vì nghĩ trong tương lai đất nông nghiệp sẽ trở thành đất đô thị.
"Cái đó không đúng. Tất cả phải thực hiện theo đúng quy hoạch đô thị. Mục đích sử dụng đất được xác lập tại quy hoạch đô thị và phải có cả một kế hoạch để triển khai”, ông Tô Văn Hùng nói.
Liên quan đến việc một số cá nhân đăng tin thất thiệt về tình trạng "sốt giá đất" ở huyện Hòa Vang, Sở TNMT Đà Nẵng đã có văn bản gửi công an đề nghị vào cuộc điều tra xem có hay không đường dây thông đồng giữa "cò", cán bộ quản lý để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Vụ hoá đơn hải sản 42 5 triệu Sẽ làm việc với tài khoản đăng thông tin sai lệch phía du khách và nhà hàng nói gì
Đoàn Nguyên
Gác bằng đại học, cô gái 9X về quê nuôi chó, doanh thu 1 tỷ đồng/năm
Xu hướng - 4 giờ trướcTốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định với mức thu nhập khá nhưng Kim Ngân vẫn quyết định nghỉ việc để nuôi chó Corgi. Đến nay, công việc này đêm lại cho cô doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Nhiều người chọn cách này để tiết kiệm chi phí về quê ăn Tết
Xu hướng - 5 giờ trướcGĐXH - Mặc dù chưa đến tháng 12/2024, nhiều người đã bắt đầu săn vé tàu về quê ăn Tết 2025. Thay vì phải xếp hàng dài để mua vé, họ chọn mua online để tiết kiệm thời gian.
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 14 giờ trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 3 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 4 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 5 ngày trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
Xu hướng - 5 ngày trướcAnh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.
'Tuyệt chiêu' giúp lão nông Cà Mau 'cãi vợ' nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcVOV.VN - Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.