Người đàn ông 55 tuổi ở Hà Nội tràn khí màng phổi do thói quen nhiều nam giới Việt mắc phải
GĐXH – Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện phổi bệnh nhân có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí do phổi bị thủng, tràn khí vào màng phổi khiến phổi bị xẹp, không giãn nở được gây khó thở.
Ngày 2/12, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã cấp cứu thành công một trường hợp bị tràn khí màng phổi nhờ phẫu thuật nội soi lồng ngực.
Theo đó, bệnh nhân N.B.T (sinh năm 1969 ở Đông Anh, Hà Nội) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau nhói vùng ngực phải.
Gia đình người bệnh cho biết, bệnh nhân làm nghề thợ xây, có tiền sử hút thuốc nhiều năm (trung bình 1 bao/ngày). Thời gian gần đây, anh giảm liều lượng hút thuốc do thấy sức khỏe không được như trước.
Trước khi vào viện 1 ngày, bệnh nhân vẫn đi làm công trình như mọi ngày. Buổi tối về nhà, anh cảm thấy mệt mỏi hơn. Đến nửa đêm, bệnh nhân thấy khó thở không ngủ được, đau nhói vùng ngực phải. Khi hít vào càng đau hơn, đau không chịu được. Ngay lập tức anh được người nhà đưa đi cấp cứu.
Tại đây, anh được các bác sĩ chẩn đoán tràn khí màng phổi và được đặt ống dẫn lưu cấp cứu kịp thời, hỗ trợ thở. Sau cấp cứu, bệnh nhân được thăm khám toàn diện và phát hiện phổi có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí do phổi bị thủng, tràn khí vào màng phổi khiến phổi bị xẹp, không giãn nở được gây khó thở.
Bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, được đặt ống dẫn lưu liên tục, đặt máy hỗ trợ thở.
BSCKII Khiếu Mạnh Cường, Khoa Ngoại Gan mật và Ung bướu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Phổi của bệnh nhân có nhiều bóng giãn, phế nang có nhiều bóng khí. Trên bề mặt nhu mô phổi có nhiều điểm yếu cần phải tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực nhằm tránh bị tái phát tràn khí màng phổi lại.
"Tràn máu - tràn khí màng phổi, tràn khí màng phổi có van là tình trạng khá nguy hiểm, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời thì tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp hoặc mất máu có thể gây sốc trong trường hợp tràn máu, tràn khí và nguy cơ tử vong cao. Trong các cách xử lý tràn khí màng phổi thì phẫu thuật nội soi lồng ngực là cách tốt nhất để giải quyết hiệu quả và dứt điểm tình trạng này", BS Cường thông tin.
Theo các bác sĩ, phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi là phương pháp điều trị ít xâm lấn, giảm đau sau mổ và rút ngắn thời gian hậu phẫu. Thao tác mổ nội soi ưu việt hơn mổ mở đặc biệt trong phẫu thuật lồng ngực. Mổ nội soi, bác sĩ có thể đưa ống nội soi vào tất cả các vùng, kể cả những vùng ở sâu trong lồng ngực mà mổ mở không dễ dàng quan sát được. Phẫu thuật nội soi không chỉ giúp giảm tỷ lệ tái phát bệnh mà còn mang lại tính hiệu quả về thẩm mỹ.
Sau phẫu thuật 5 ngày, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe và bắt đầu tiến hành tập phục hồi chức năng hô hấp với các bài tập thở, ho, khạc, thổi bóng nhằm giúp phổi nở tốt, chống xẹp phổi và giúp đẩy dịch tiết ra hết bên ngoài.
Đau bụng quanh rốn, người đàn ông bất ngờ bị vỡ phình động mạch chủ bụng, rơi vào nguy kịch
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bệnh lý phình động mạch chủ bụng vỡ dẫn tới tình trạng mất máu cấp tính, giảm tưới máu tới các cơ quan trong cơ thể và bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí can thiệp kịp thời.
Cứu chữa thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phẫu thuật nội soi
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Y học Việt Nam vừa có thêm kỳ tích mới khi một bệnh viện đã điều trị thành công ca gãy cột sống cổ phức tạp bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.
Người đàn ông 38 tuổi ở Đồng Nai tử vong do bị chó cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng dại
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Đến hiện tại ghi nhận có 5 người bị chó mắc dại cắn. Ngoài 1 người tử vong và 1 người khác đã tiêm đủ 5 mũi vắc xin phòng dại, 3 người khác chưa xử trí vết thương.
Thời tiết thay đổi, nhiều người mắc viêm phổi nặng phải thở máy, chuyên gia cảnh báo cách phòng ngừa
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, viêm phổi không chỉ là bệnh phổ biến mà còn đặc biệt nguy hiểm ở những người mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hành trình 'tìm con' của bà mẹ 41 tuổi ở Lào Cai từng 3 lần sảy thai liên tiếp
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hành trình tìm con tiếp theo của chị gặp nhiều khó khăn. Sau 4 lần phải hủy chu kỳ, chị may mắn đậu thai sau khi chuyển phôi ngày 6.
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Y tế - 1 ngày trướcKết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Ca ‘siêu phẫu thuật’ kéo dài 12 tiếng cắt 3m ruột
Y tế - 1 ngày trướcTrong ca “siêu phẫu thuật” dài 12 tiếng, các bác sĩ đã phải cắt 3m ruột để cứu sống bệnh nhân mắc bệnh rất hiếm.
Cứu sống người phụ nữ ngã từ tầng 3 của công trình xây dựng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện E vừa kịp thời cứu sống một trường hợp người bệnh nữ (63 tuổi, ở Nam Định) trong tình trạng nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng gồm chấn thương ngực kín, tràn dịch, tràn khí màng phổi phải, suy hô hấp, gãy nhiều xương sườn và đặc biệt chấn thương cột sống gây mất hoàn toàn cảm giác ở hai chân… nguy cơ tử vong cao.
Phép mầu hồi sinh cuộc sống
Y tế - 1 ngày trướcNhóm bác sĩ nhiều đêm không ngủ, hội chẩn nhiều lần trước khi thực hiện thành công các ca ghép tạng, giúp hồi sinh 7 bệnh nhân đang chờ ghép tạng ở 3 miền
Phòng mổ Bệnh viện Việt Đức liên tục sáng đèn, lập kỷ lục ngay tuần đầu năm
Y tế - 2 ngày trướcChỉ trong 6 ngày, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) thực hiện 21 ca ghép tạng, nguồn hiến từ 4 người chết não và 6 người cho sống. Đặc biệt, trong số này có bệnh nhân ung thư được ghép đồng thời gan - thận.
Bệnh viện Bạch Mai cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ cao tuổi nhất từ trước đến nay
Y tếGĐXH – Theo các bác sĩ, với các ca đột quỵ thông thường, việc đưa ra phác đồ tiêu huyết khối kết hợp với can thiệp mạch không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên, việc áp dụng cả 2 phương pháp này trên bệnh nhân 103 tuổi là một thách thức vô cùng lớn.