Người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Bệnh nhân bị ung thư trực tràng có dấu hiệu đi ngoài phân khuôn nhỏ như phân dê, đại tiện phân nhầy máu, kèm theo đau quặn bụng từng cơn khi đi ngoài khoảng 1 tháng nay.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, vừa qua, các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân 68 tuổi bị ung thư trực tràng.
Được biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng đi ngoài phân khuôn nhỏ như phân dê, đại tiện phân nhầy máu, kèm theo đau quặn bụng từng cơn khi đi ngoài khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân được nhập viện tại Khoa ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương để điều trị.

Bệnh nhân có sức khỏe ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Qua thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có khối u trực tràng cao nghi K. Sau tiến hành hội chẩn thống nhất chẩn đoán: Ung thư trực tràng cao cT4aN1M0. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng, vét hạch nối ngay.
Hiện tại sau 8 ngày phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống bình thường, sức khỏe ổn định, tiếp tục theo dõi tại Khoa Ung bướu và CSGN.
Qua trường hợp bệnh nhân trên, các bác sĩ khuyến cáo đến người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hoá ở độ tuổi trên 50 tuổi là cực kỳ quan trọng, cần thực hiện tối thiểu 2 năm 1 lần với những đối tượng nguy cơ thấp.
5 dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng, cần được khám sớm
Thay đổi thói quen đại tiện
Dấu hiệu ung thư trực tràng dễ nhận biết nhất là sự thay đổi thói quen đi đại tiện, bao gồm: táo bón hoặc không hết cảm giác mót rặn dù đã đi tiêu nhiều lần, tiêu chảy.
Phân có hình dạng hẹp
Sự thay đổi hình dạng phân cũng là dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng. Tình trạng phân nhỏ, dẹt do có khối u làm cho phân bị chặn lại. Nếu phân nhỏ, dẹt như chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám và xác định nguyên nhân chính xác.
Chảy máu hậu môn
Đi tiêu ra nhầy máu, máu đỏ tươi, nhỏ thành giọt hoặc máu lẫn trong phân cũng là dấu hiệu ung thư trực tràng. Bên cạnh đó, các tổn thương như nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ (các bệnh lành tính) cũng có triệu chứng đi tiêu ra máu. Tuy nhiên, đi tiêu ra máu do trĩ, nứt hậu môn thường là máu tươi, còn ung thư trực tràng thường có máu lẫn với nhầy. Chính vì vậy, điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây chảy máu có phải do ung thư trực tràng hay không.

Ảnh minh họa
Mệt mỏi, suy nhược
Mệt mỏi và suy nhược là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng. Nguyên nhân gây mệt mỏi của ung thư trực tràng thường do mất máu trong phân, mất nước vì tiêu chảy. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, kèm theo đó là sự suy nhược cơ thể nhanh chóng nhưng không rõ nguyên nhân.
Giảm cân bất thường
Ung thư trực tràng biểu hiện bằng việc giảm cân bất thường. Nghĩa là sự sụt giảm đáng kể về khối lượng của cơ thể, xảy ra ngay cả khi người bệnh không cố gắng giảm cân. Giảm cân bất thường không do tập luyện hay do ăn kiêng có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác ở đường tiêu hóa.
Cách phòng ngừa ung thư trực tràng
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các triệu chứng sớm của ung thư trực tràng. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao hoặc tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng, được khuyến cáo kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn. Nội soi đại trực tràng sau 45 tuổi hoặc sớm hơn nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng là một trong những cách phòng tránh ung thư trực tràng hiệu quả.
Luôn giữ một chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống giàu protein từ thực phẩm thiên nhiên như: Trái cây, rau, ngũ cốc, thịt cá, lòng trắng trứng,… Đồng thời, hạn chế ăn các món chế biến sẵn, thực phẩm giàu năng lượng và chất béo. Ngoài ra nên hạn chế thức uống có cồn, gas…
Thường xuyên tập thể dục, tránh căng thẳng
Tập thể dục ít nhất mỗi ngày khoảng 30 phút để cải thiện thể lực, đồng thời giảm nguy cơ gây béo phì và ung thư trực tràng.
Ngoài ra, tinh thần lạc quan có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư. Người bệnh nên duy trì một suy nghĩ tích cực, chiến đấu với bệnh và kèm theo đó là sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và bác sĩ.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.