Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân TP.HCM mong mỏi không còn những “rốn” ngập

Thứ bảy, 19:00 08/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Từ thông tin hai dự án chống ngập tại TPHCM ngưng vận hành vì liên quan đến vấn đề kinh phí, nhiều người dân mong muốn cơ quan quản lý nhà nước, cùng doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, để “giải toả” những vùng “rốn ngập”…


Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đang phải tạm dừng. Ảnh: Quỳnh Trần

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đang phải tạm dừng. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngưng vận hành các dự án chống ngập vì kinh phí

TPHCM đầu tư thi công, lắp đặt hai dự án chống ngập. Đầu tiên là dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, xây dựng bằng hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), khởi công từ tháng 6/2016, bao gồm 6 cống kiểm soát triều cường với khẩu độ từ 40-60m là: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định. Ngoài ra, dự án còn có vai trò bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê có khẩu độ từ 1-10m. Dự án do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 thi công. Thời điểm dự kiến hoàn thành vào đúng dịp 30/4/2018. Tuy nhiên, dự án phải tạm ngưng thi công do vướng thủ tục tái cấp vốn.

Thứ hai là dự án chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Sau nhiều lần thử nghiệm thành công, Trung tâm Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cùng Công ty CP tập đoàn Quang Trung đã ký hợp đồng “Đặt hàng cung cấp dịch vụ chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh áp dụng công nghệ chống ngập kiểu mới”, thời gian 7 năm, kinh phí 70 tỷ đồng. Với tiêu chí không ngập là nước tụ dưới 0,1m và tiêu thoát hết trong 30 phút sau khi mưa dứt, phạm vi chống ngập của dự án vào khoảng 75ha, kéo dài từ chân cầu vượt Thủ Thiêm đến số nhà 125A đường Nguyễn Hữu Cảnh. Song đến nay, dự án này cũng phải tạm ngưng hoạt động do hết kinh phí. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố chưa “chốt” được giá thuê máy bơm vận hành chống ngập, mặc dù hợp đồng ký kết thuê máy bơm đã được gần 5 tháng.

Tình trạng ngập cục bộ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM... luôn là đề tài nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt là thời gian gần đây, người dân cả nước phải gồng mình “chống chọi” với nhiều đợt mưa lũ, ngập úng triền miên. Người dân cũng vì đó mà bị ảnh hưởng, xáo trộn từ cuộc sống sinh hoạt đến các hoạt động sản xuất, giao thông. Chính vì vậy, những dự án chống ngập tại các thành phố lớn không những là “điểm mới” về giải pháp tình thế để giải quyết tình trạng ngập, mà còn là điều người dân mong mỏi bấy lâu. Song, việc tạm ngưng vận hành các dự án lợi ích cộng đồng cũng khiến không ít người dân tỏ ra thất vọng.

Anh Phạm Quang Trương (ở huyện Nhà Bè, TPHCM) cho biết: “Chúng tôi sống trong vùng ngập rất khổ sở, trong khi dự án kéo dài và cũng chẳng biết đâu là thời điểm tái khởi động”.

Cách nào “trị” ngập?

Theo thống kê của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, hiện tại, thành phố có 77 điểm thường xuyên ngập nước vào mùa mưa. Tại quận 1 có đường Lê Lợi, Hàm Nghi; Quận 3 có đường Nguyễn Thiện Thuật, Kỳ Đồng; Quận 10 có đường 3/2, Lý Thường Kiệt… và thêm nhiều tuyến đường tái diễn ngập nặng như: Phan Huy Ích, Quang Trung, đường Tây Thạnh, Lũ Bán Bích, Tân Kỳ Tân Quý… Mưa lớn khiến giao thông hỗn loạn, nhiều phương tiện phải “chôn chân” tại vùng ngập nhiều giờ mà bất lực trước trời mưa trắng xoá. Chính vì thế, người dân TPHCM mong mỏi, bằng cách nào đó, những “điểm đen” về ngập úng trong khu vực đô thị dần được xoá sổ.

Từng bị “chôn chân” tại vùng ngập cục bộ và chứng kiến cảnh nước mưa mỗi lúc một dâng cao, anh Lê Văn Phúc (ở quận Bình Thạnh) cho biết: “Thuê máy bơm chống ngập là tốn tiền, thay vào đó ta đầu tư mua luôn để có thể sử dụng không có thời hạn. Sau thời gian thuê sử dụng đó, liệu có đáp ứng đủ kinh phí để tiếp tục thuê nữa hay không, hay cuộc sống của người dân khu vực lại tiếp tục phải chung sống với nghịch cảnh ngập úng? Tình trạng ngập tại khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh khiến tôi không thể lý giải được vì sao con đường này nằm sát bên bờ sông lại trở thành “điểm đen” của thành phố về ngập úng?”.

Ông Nguyễn Văn Sang (cũng ở quận Bình Thạnh) đưa quan điểm: “Bây giờ để cải tạo hệ thống thoát nước thì tôi nghĩ là hơi khó vì vướng quá nhiều toà nhà cao tầng. Tôi cho rằng, trị ngập là phải trị tận gốc chứ không phải làm đằng ngọn, tức là ngập mới thuê máy bơm, vừa tốn kém, lại vừa mang tính thời vụ. Thay vào đó, chính quyền thành phố cần giải đáp được nguyên nhân vì sao khu vực này gần sông mà lại ngập sau mỗi trận mưa. Đó là điều mà chúng tôi mong mỏi để có được sự thuận lợi trong sinh hoạt, giao thông công cộng”.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, dự án chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng chỉ mang tính ngắn hạn. Trước tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều những vùng “rốn ngập” ở trung tâm các thành phố như hiện nay, thì các cấp chính quyền thành phố cần đặt câu hỏi ngược lại, rằng tại sao là những thành phố lớn, thậm chí gần khu vực sông, hồ lại xảy ra tình trạng ngập cục bộ như hiện nay. Cần phải phân tích, đánh giá toàn bộ và chỉ rõ nguyên nhân thường xuyên xảy ra ngập, từ đó đưa ra lộ trình, giải pháp mang tính toàn diện để giải quyết tình trạng ngập cục bộ tại nội đô.

Tính đến ngày 31/7/2018, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đã đạt 72% tiến độ hoàn thành. Tư vấn giám sát hợp đồng đã xác nhận giải ngân 3.483 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp là 3.232 tỷ đồng (tương đương 46,5%). Giá trị đã giải ngân là 4.840 tỷ đồng và giá trị khối lượng hoàn thành là 5.690 tỷ đồng. Giá trị chưa được giải ngân là 850 tỷ đồng. Dự án được UBND TPHCM thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 13 phút trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 4 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Top