Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người góp phần mang lại cơ hội sống cho hàng nghìn bệnh nhân

Thứ tư, 09:59 09/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Việc thực hiện thành công công trình nghiên cứu “Hiệu quả lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng” trong gần 5 năm qua của nhóm bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã kịp thời cứu chữa cho những ca bệnh có nguy cơ tử vong cao, đem lại cơ hội sống cho hàng nghìn bệnh nhân nhờ ứng dụng công nghệ lọc máu hiện đại.

ThS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo vinh dự là một trong hai nhà khoa học nữ vinh dự nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2015. Ảnh: N.Mai
ThS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo vinh dự là một trong hai nhà khoa học nữ vinh dự nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2015. Ảnh: N.Mai

Bề dày các công trình nghiên cứu khoa học

Đề tài “Hiệu quả lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng” của nhóm nghiên cứu do TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đứng đầu. TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo là một trong hai nhà khoa học xuất sắc nhất vinh dự được vinh danh trong Lễ kỷ niệm 30 năm Giải thưởng Kovalevskaia và trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2015 được tổ chức ngày 6/3 vừa qua tại Hà Nội.

Với niềm say mê công tác nghiên cứu, đến nay, sự thành công của TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo gắn liền với các công trình nghiên cứu khoa học. BS Thảo đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài tiêu chuẩn các cấp. Tiêu biểu là các đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh tại các khoa: Hồi sức cấp cứu”; “Ghép gan trên người cho gan sống và người hiến tạng chết não”; “Ứng dụng lọc máu hiện điều trị bệnh lý cấp cứu” và “Ghép thận trên người hiến tạng tim ngừng đập”…

BS Thảo cho biết, với việc thực hiện thành công công trình nghiên cứu “Hiệu quả lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm tụy cấp nặng” trong gần 5 năm qua, đã kịp thời cứu chữa cho những ca bệnh có nguy cơ tử vong cao, đem lại cơ hội sống cho hàng nghìn bệnh nhân nhờ ứng dụng công nghệ lọc máu hiện đại.

Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, BS Thảo luôn ứng dụng khoa học vào thực tiễn hoạt động khám chữa bệnh, tích cực tham gia đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổng thể bệnh viện, nâng cao quản lý chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, bước đầu xây dựng mạng hoàn chỉnh khối ngoại trú: bệnh án ngoại trú, đơn thuốc, xét nghiệm, dược và tài chính. Áp dụng kỹ thuật mới trong hồi sức: thông khí nhân tạo, lọc máu…

Gần 25 năm gắn bó với nghề Y, BS Phạm Thị Ngọc Thảo đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Thầy thuốc ưu tú; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Hai; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua Chính phủ…

Quyết học nghề Y vì ám ảnh những cơn đau của bà

Chia sẻ tại Lễ nhận giải, TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo bày tỏ lòng biết ơn đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, những người đã luôn bên chị cổ vũ, động viên chị, đặc biệt là đối với những người thân trong gia đình – hậu phương vững chắc để chị có thể yên tâm công tác.

Tâm sự về lý do chọn ngành Y và đi theo con đường nghiên cứu khoa học, BS Thảo cho hay, khi chị chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học, phải chứng kiến bà ngoại đau đớn, quằn quại do căn bệnh ung thư di căn giai đoạn cuối hành hạ, chị đã quyết tâm sau này sẽ là bác sĩ để chữa bệnh cứu người.

BS Thảo chia sẻ: “Mong ước cộng với sự khuyến khích của gia đình nên tôi đã thi và trúng vào trường Y. Với nỗ lực không ngừng sau 6 năm ngồi trên ghế nhà trường, tôi tốt nghiệp loại giỏi và nhận được Giấy khen của nhà trường với thành tích Sinh viên tiên tiến toàn khóa 6 năm liền, được trao học bổng “Vì ngày mai phát triển” của Báo Tuổi trẻ lần thứ 24”.

Hai năm sau khi tốt nghiệp trường Y, BS Thảo lập gia đình. Hai năm sau, chị sinh con đầu lòng. Sáu năm sau, gia đình chị đón đứa con thứ hai. Trong khoảng thời gian này, chị vừa làm việc, vừa đi học và tham gia nghiên cứu khoa học. Chồng chị cũng là một bác sĩ gắn bó trong ngành Y. Cả hai người đều vất vả, bận rộn và phải thường xuyên trực đêm. BS Thảo kể, để chị yên tâm công tác, chồng chị thường chia sẻ nhiều việc, từ việc nhà đến chăm lo cho con cái. Sự hy sinh thầm lặng của chồng chính là một một phần to lớn trong những công trình nghiên cứu khoa học của chị.

BS Thảo cho biết thêm, ngoài sự hy sinh của chồng, chị phải cảm ơn sự cảm thông của các con. Mặc dù vợ chồng chị cùng làm ngành Y, nhưng vì quá bận rộn nên nhiều lúc con ốm cũng không có điều kiện để chăm sóc các con chu đáo, bởi lẽ trách nhiệm của một bác sĩ trực gác cứu chữa cho nhiều bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Nhưng các con chị vẫn luôn tự lập và học tập theo tấm gương của cha mẹ.

Chị đã rớt nước mắt khi đọc dòng tâm sự của cậu con trai lớn: “Con vẫn nhớ như in vết bỏng bô ở ngày đầu học mẫu giáo hay là lúc khóc sướt mướt ngày vào lớp 1, lúc nào cũng có ba bên cạnh cả. Tuy mẹ không có mặt trong những lúc đó, nhưng mẹ lại là người luôn giúp con trong học tập, luôn có những lời khuyên bảo, đặc biệt là luôn hiểu và tâm sự với con một cách tích cực hơn cả. Con yêu ba mẹ rất nhiều”.

Giải thưởng Kovalevskaia (mang tên nhà nữ toán học Nga Thế kỷ XIX - Sophia Kovalevskaia) bắt đầu được trao cho các nhà khoa học nữ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học tự nhiên từ năm 1985. Đây là dịp để biểu dương tôn vinh và động viên các nhà khoa học nữ phấn đấu, đóng góp cho sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển đất nước. Đồng thời, đánh giá, ghi nhận những đóng góp của nữ trí thức và những tập thể, cá nhân các nhà khoa học nữ đã đạt Giải thưởng Kovalevskaia đối với đất nước, với phong trào phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong 30 năm qua.

Trong thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo được phân công chịu trách nhiệm tại 2 tỉnh Trà Vinh và Đồng Tháp. Tại Bệnh viện tỉnh Trà Vinh, chị thực hiện điều trị cho 60 bệnh nhân nội trú, phẫu thuật 254 bệnh nhân, giảm tỉ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên tới 20%. Tại Bệnh viện tỉnh Đồng Tháp, chị hướng dẫn thực tế trên 80 bệnh nhân, mở lớp siêu âm thực hành 3 tháng với 25 học viên, giảm tỉ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên 15,4%.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tuyến tụy của bệnh nhân viêm lan rộng, có hoại tử và xuất hiện nhiều ổ dịch quanh tụy. Đây là mức độ nặng nhất của viêm tụy cấp.

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Y tế - 3 ngày trước

Sáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa đồng thời thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt.

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Thời sự - 4 ngày trước

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều nay (18/6), tại trụ sở Bộ Y tế, Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thời sự - 4 ngày trước

Ngày 18/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng một số cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Y tế - 5 ngày trước

Nhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 6 ngày trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sống khỏe - 6 ngày trước

SKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Top