Người mẹ quả cảm vượt qua u mê để cứu con
GiadinhNet - Tỉnh dậy sau ca hạ sinh hai cô con gái đẹp như thiên thần, ánh mắt hạnh phúc đã sớm tắt lịm với chị Siu Klơng (28 tuổi, ở thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, huyện Chư Prông, Gia Lai). Chị nghĩ đến luật tục hà khắc của buôn làng: Với những ca sinh đôi đứa con ra sau sẽ bị dân làng ép mang đi chôn sống vì họ cho rằng người mẹ bị “ma ám”, có tội với Yàng (trời) nên mới đẻ… sinh đôi.

Câu chuyện hơn 10 năm trước
Trong một số buôn làng của người Ja Rai ở tỉnh Gia Lai, có những gia đình mang nỗi đau mất con vì hủ tục của dân làng. Tại những địa phương này quan niệm, với người phụ nữ bị “ma ám”, Yàng phạt sẽ sinh đôi còn ai sinh ba thì đó là cả một sự ghê rợn, mang đến mối họa cho dân bản. Vì vậy, họ bắt những người mẹ tội nghiệp ấy phải chôn sống những đứa trẻ sinh sau trong rừng sâu để “trừ hậu họa” cho làng. Ngoài ra, gia đình, người thân những đứa trẻ phải chịu phạt trâu bò, rượu chè…
Già Ksor H’Blâm (67 tuổi, làng Kông, xã Ia Mơr, Chư Prông, Gia Lai) vẫn chưa hết bàng hoàng, xót thương khi kể lại cho chúng tôi nỗi đau 14 năm trước khi già đã bất lực chứng kiến cái chết đau đớn của một sinh linh bé nhỏ. Khi đó, chị Rơ Mah Pheac hạ sinh hai bé gái. Chị chưa kịp ủ ấm cho các con thì dân làng nghe tin kéo đến buộc chị phải mang bé gái chào đời sau vào rừng sâu chôn sống.
Chị Pheac, rồi già Ksor H’Blâm cố gắng ngăn cản nhưng có quá ít người ủng hộ nên không thể ngăn được sự mê muội của số đông. Người mẹ trẻ đành đau đớn cho con bú bữa cuối thật no, quấn tã ấm cho con và nói với con những lời yêu thương cuối cùng rồi chết lặng nhìn dân làng bế đứa con vào rừng sâu.
Già Ksor H’Blâm đau đớn cho biết, người làng quan niệm hành động này của chị Pheac là “dũng cảm, đã vì cộng đồng mà hy sinh đứa bé, cứu dân làng thoát khỏi sự chi phối của “con ma”. Từ bỏ con, gia đình chị Pheac còn phải giết heo cúng vái, đãi cả làng ăn uống trong vòng một ngày để “tạ lỗi”.
Già H’Blâm cho biết, chuyện đứa con của chị Pheac chỉ là một trong những câu chuyện đau lòng đã xảy ra ở xã Ia Mơr. Bởi từ khi già sinh ra đến nay, đã có hàng chục đứa trẻ vô tội chỉ vì thấy mặt trời sau người anh hoặc chị song sinh của mình mà phải rời bỏ cuộc đời khi chưa kịp bú sữa mẹ.
Những đứa trẻ may mắn vượt qua hủ tục
Sau câu chuyện buồn, mắt già Ksor H’Blâm ánh lên niềm vui khi kể rằng 12 năm trước già giật mình khi nghe dân làng Klă bên cạnh đang kéo nhau đến chỗ người mẹ mới lâm bồn là chị Rơ Châm Thon (44 tuổi) vừa hạ sinh 2 đứa con trai, để đòi đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống.
Biết một mình thì không ngăn cản được tội ác mê muội sắp xảy ra, nên già đã băng rừng đi báo chính quyền. Khi đại diện chính quyền có mặt chứng kiến cảnh chị Rơ Châm Thon mặt tái mét ôm chặt con trong lòng, bên cạnh là nhiều người đòi bế con chị đi. Phải mất nhiều tiếng đồng hồ cán bộ giải thích, thuyết phục cho đám đông, chị Rơ Châm Thon mới giữ được con.
Vợ chồng chị Thon đã đặt tên đứa con lớn là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả 2 đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn. “Mình rất tự hào về con, cả hai rất chăm ngoan. May mắn lúc đó con mình đã được cứu sống nên bây giờ vợ chồng mình mới không ân hận”, chị Thon cười nói.
Cũng là một trong những người cứu được con, chị Siu Klơng (28 tuổi, ở thôn Dơ Bang, xã Ia Bang, huyện Chư Prông) chia sẻ: “Hơn 1 năm trước, tôi chuyển dạ hạ sinh một đứa con gái. Anh em họ hàng kéo đến nhà cúng bái ăn mừng, (theo chế độ mẫu hệ của người Ja Rai thì con gái như là tài sản quý trong gia đình). Nhưng ngày hôm sau bụng lại đau và băng huyết liên tục. Sau khi được người nhà đưa tới Trung tâm Y tế huyện Chư Prông, các bác sĩ đã lấy thêm trong bụng tôi một bé gái nữa”.
Khi chị Klơng bế con về thì gặp phải sự phản ứng dữ dội của họ hàng nhà chồng và dân làng, họ đòi mang con chị đi. Chị Klơng đã bế chặt con trong lòng với ý chí thà chết chứ không cho ai hại con. Chính quyền xã, huyện biết chuyện đã đến tuyên truyền, giải thích nên con chị được cứu thoát.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyện về 2 đứa trẻ của 2 cặp song sinh ở hai xã trên trên được cứu và sống khỏe mạnh, không chỉ là niềm vui với gia đình và bản thân các em. Mà chính sự sống của các em đã “chặt đứt” những hủ tục đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây từ bao đời.
Bà Lê Thị Hải Yến - Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Chư Prông cho biết: “Chuyện những đứa trẻ là em song sinh bị buộc phải chết là hủ tục đau lòng. Nó xuất phát từ những suy nghĩ, nhận thức hạn chế, lệch lạc của một số người dân. Chính quyền và đoàn thể nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động, đến nay hủ tục này đã bị đẩy lùi. Cuộc sống văn minh đang từng ngày về với những buôn làng hẻo lánh, xa xôi nhất của cộng đồng người Ja Rai”.
L.Trân- H.Châu/Báo Gia đình & Xã hội

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.