Người mẹ trẻ nuốt đau vào lòng cho con chào đời
GiadinhNet - Chúng tôi gặp Đặng Thị Huyền T (25 tuổi, người mẹ trẻ có nghị lực phi thường, chiến đấu với “hung thần” ung thư phổi di căn) tại Phòng Hồi sức, Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện K Trung ương (cơ sở Quán Sứ) vào sáng 14/7, khi cô đang được cho ăn sáng và chuẩn bị lấy máu xét nghiệm hàng ngày. Nhìn hai cánh tay trắng trẻo chi chít vết tiêm truyền, có chỗ còn bầm tím của T, ai cũng xúc động.

Sinh con xong mới được ngả lưng
Hiện Huyền T vẫn phải thở oxy, hơi thở khó khăn, nặng nhọc. Ánh mắt mệt mỏi, khép hờ như thiếp dần nhưng kỳ thực, T hoàn toàn tỉnh táo. Mọi sinh hoạt cá nhân được thực hiện qua ống xông và có người nhà phục vụ. Chốc chốc, T lại thều thào nói qua ống thở hỏi tình hình con trai mình, hiện đang được nuôi trong lồng ấp tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương).
Chia sẻ với chúng tôi, BS Trần Hữu Thọ, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết: Bệnh nhân T chỉ mới ngồi dựa lưng nhẹ vào thành giường bệnh được từ 1 - 2 hôm nay. Trước đó, gần 2 tháng liền từ ngày nhập viện, T chỉ ngồi thẳng lưng vuông góc vì thai chèn. Nhưng tuyệt nhiên, T không hề kêu ca.
Bà Lê Thị Lan, mẹ đẻ của T cho hay: Sau sinh, T ăn được ít hơn, thỉnh thoảng có cảm giác hơi nghẹn. Nhưng may mắn là T đã có thể tiêu hóa bình thường, tuy nhiên hai tay vẫn ôm lấy bụng dưới như một thói quen. “T chưa được gặp con trực tiếp, chưa lần nào nhìn thấy con, chỉ mới nghe tiếng con khóc ngay khi chào đời thôi. Tối 13/7, khi các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương qua thăm, có đưa hình của con trai Trần Gấu cho T xem và vui lắm!”, bà Lan rơm rớm nước mắt.
Chị chồng của T chia sẻ: “T nghị lực lắm! Dù đau vô cùng, vừa đau vết mổ lại mệt mỏi, nhưng vẫn gắng nuốt cháo loãng, nhất là khi bác sĩ thông báo em bé tiến bộ rõ rệt từng ngày, rút ống nội khí quản, một vài ngày tới khi cứng cáp hơn, bé có thể qua thăm mẹ, T lại càng cố gắng nhịn đau đớn”.
Gia đình hai bên nội - ngoại đều neo người, từ ngày T nhập viện Bệnh viện K Trung ương (từ cách đây gần 2 tháng), hầu như mọi người trong nhà cũng đều nghỉ việc ở quê (phường Thạch Kim, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) để ra Hà Nội chăm sóc T. Giờ hai mẹ con hai nơi, ngày ngày, gia đình cắt cử người, khi thì mang sữa vào thăm bé, khi lại chăm sóc T. Từ ngày T vào viện, chồng cô (SN 1987) cũng xin nghỉ phép để chăm vợ. “Biết vợ đau, mỏi vì không nằm được, chỉ ngồi, chồng nó phải ngồi tư thế tựa lưng, để vợ ngồi dựa vào người. Ngày qua ngày như thế!”, bà Lan bùi ngùi chia sẻ về con rể.
Nuốt đau đớn vào lòng cho con chào đời

Tâm sự về quá trình mang thai và nghị lực của con gái khi chống chọi với nỗi đau bệnh tật để quyết giữ con, bà Lan kể trong hàng nước mắt: Bố mất vì ung thư dạ dày khi T mới chào đời được 3 tháng. Từ bé, T đã thể hiện là người mạnh mẽ, độc lập, luôn tự quyết định và chịu trách nhiệm mọi thứ. Khi mang thai lần đầu được 11 tuần, T nổi hạch ở cổ song không hề nghĩ mình bị ung thư. Tuần thai thứ 19, T được bác sĩ Bệnh viện K Trung ương chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn. “Bác sĩ tư vấn nên hủy thai kỳ để điều trị bệnh hiệu quả hơn, em nó cũng biết mình đã không còn cơ hội sống nữa nên quyết giữ lại thai nhi, hy vọng mẹ cầm cự đủ lâu để con có thể chào đời”, bà Lan sụt sùi.
Bà kể tiếp: “Nhưng tuyệt nhiên khi phát hiện trọng bệnh, em nó không chia sẻ với ai, có lẽ sợ mọi người khuyên bỏ con. Một hôm, T ôm tôi khoe hình ảnh siêu âm đứa con trong bụng, bảo: “Mẹ nhìn xem, chân tay cháu ngọ nguậy như chào mọi người. Sinh động như thế này, làm sao con lỡ bỏ bé đi được!”. Em nó bảo vậy, tôi thật không biết làm gì hơn là động viên con và cùng con chiến đấu!”.
Trong suốt thời gian mang thai và phát hiện bệnh, T hầu như không hề nằm và trung bình mỗi ngày T chỉ ngủ được 2 tiếng. Theo chị chồng T, trước khi mổ lấy thai 2 ngày, T ngủ được nhiều hơn, khoảng 5 tiếng, nhưng trong ngày đi mổ, cô cũng chỉ ngủ được 3 tiếng ít ỏi. Vậy nhưng 29 tuần mang thai, cả nhà chưa ai nghe một lời kêu than, đau đớn của T. Dường như mọi nỗi đau cô đều giành về phía mình. Hai tuần trước khi sinh, T tâm sự trên mạng xã hội: “Đeo găng lên và chiến đấu, mình vẫn còn rất nhiều điều muốn làm. Chưa đi đến cuối con đường, mình vẫn là người chiến thắng”.
BS Nguyễn Liên Phương, Phó Trưởng khoa Sản bệnh lý (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) - người trực tiếp mổ đẻ cho T - vẫn nhớ như in ca mổ đặc biệt chỉ mới 4 ngày trước này: “Nhìn thai phụ ngồi thở, tôi cảm nhận sự sống của chị rất mong manh có thể “ra đi” bất cứ lúc nào, nhưng chị vẫn cố trao đổi về ca mổ với tôi”. Thai nhi chưa tròn 29 tuần nên bác sĩ nói trước với người mẹ rằng, bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn để sống. “Cô ấy lắng nghe và nói: “Bác sĩ cứ cố gắng hết sức, được đến đâu thì được, chào đời được thì con em sẽ tự chiến đấu với cuộc đời”, khiến tôi thấy thương vô cùng, chỉ biết cố hết sức mình cứu lấy bé”, BS Phương xúc động kể. 30 phút kể từ khi bắt đầu ca mổ, em bé cất tiếng khóc chào đời, các bác sĩ thở phào nhẹ nhõm, còn người mẹ trẻ mừng rơi nước mắt.
Sáng 14/7, trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS Trần Hữu Thọ cho biết, hiện các chỉ số của bệnh nhân T đã ổn định hơn. Hai chân đỡ phù, mạch đã ổn định, nhiều ngày trước sinh, mạch bệnh nhân có khi lên 130 - 140 nhưng chỉ số sáng 14/7 đã về 109. Dịch màng phổi của bệnh nhân cũng đã ít đi rất nhiều, bình thường hút được 400ml, nhưng hai hôm nay chỉ còn 200ml. Đợi khi bệnh nhân khô vết mổ đẻ sẽ bước vào liệu trình điều trị ung thư.
Gần 20 nhân viên y tế tham gia ca mổ đặc biệt
Quá trình mổ lấy thai cho bệnh nhân T cũng rất đặc biệt. Gần 20 nhân viên y tế tham gia vào cuộc mổ này. Các bác sĩ phải mổ khi bệnh nhân đang ngồi trên bàn mổ, hai y tá đỡ hai bên lưng, bác sĩ cúi ngang bàn để mổ lấy thai. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không thể gây mê, vì nếu gây mê thì khó có thể tỉnh lại được, bác sĩ cũng không dám tiêm thuốc an thần vì sợ dẫn đến suy hô hấp nặng hơn. Vì thế trong suốt ca mổ, bệnh nhân gần như tỉnh.
Liên tục cảm ơn “lòng tốt ngoài sức tưởng tượng” các y, bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện K Trung ương, bà Lan không giấu được nước mắt khi nghĩ đến cô con gái còn quá trẻ mắc bệnh trọng và đứa cháu ngoại đang nằm trong lồng kính. “Gia đình chúng tôi thực sự biết ơn các bác sĩ đã làm đến bước này với hai mẹ con. Sau này khi T mất thì đứa cháu là niềm an ủi của gia đình, còn mẹ cháu bác sĩ cứu được ngày nào tốt ngày đấy”, bà Lan nghẹn ngào nói.
Võ Thu

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.