Người mẹ ung thư chấp nhận mù để sinh con: 'Nếu có thể nhìn thấy con, tôi chẳng còn ước mơ nào lớn hơn thế'
7 năm trước, chị thức dậy, máu bỗng nhiên chảy ộc ra từ hốc mũi, không thể cầm. Chị bị chẩn đoán mắc ung thư vòm họng giai đoạn cuối trong thời kì mang thai đứa con đầu lòng được 5 tháng. Nhiều người có thể bảo chị thật ngu ngốc hay điên khùng, nhưng chị chấp nhận mù mắt chỉ mong con đến với cuộc đời này.
Thanh xuân mẹ giấu ở đâu?
Có thể là trong những đứa con.
Chị nói, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của một người phụ nữ khi xây dựng gia đình là có thể tự tay chăm sóc cho những đứa con của mình. Chị tạ ơn Chúa vì năm đó đã cho chị tỉnh dậy sau "giấc ngủ" miên man, cho chị được sống để lắng nghe tiếng các con gọi "Mẹ ơi".
Một ngày nào đó, như bất kể vạn vật trên cõi đời này, chị sẽ phải chết. Chị không đề cao sự sống của bản thân ngắn hay dài, đương nhiên ai cũng muốn sống, muốn được khoẻ mạnh nữa là đằng khác. Nhưng nếu chị khoẻ và đứa trẻ phải chết ngay trong bụng khi mới 5 tháng, chị không làm được điều ấy, thực sự! Chưa bao giờ chị kể về những lo toan thường nhật của mình, nhưng chị hiểu, là một người mẹ, sự hi sinh cao cả nhất chính là đánh đổi vì những đứa con.
7 năm trước, chị Yên thức dậy, máu bỗng nhiên chảy ộc ra từ hốc mũi, không thể cầm. Chồng chị, là anh Hợp, vội vàng đưa vợ đi cấp cứu. Kết quả xét nghiệm thông báo chị mắc ung thư vòm họng, bệnh đã ở giai đoạn cuối. Anh Hợp giấu vợ, các bác sĩ cũng không dám nói trực tiếp với bệnh nhân, chị lúc này đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ.
Các phác đồ điều trị ung thư được vạch ra, con đường duy nhất để duy trì mạng sống cho người mẹ là phải từ bỏ đứa con. Những đứa trẻ khác nếu có duyên sẽ lại đến với anh chị sau này. Chị phải quyết định nhanh nhất có thể.
Người mẹ bị mù sau khi từ chối điều trị ung thư để sinh con
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo khó, chị sớm từ bỏ việc học hành để đi làm công nhân cho một công ty dệt may. Với vẻ ngoài xinh xắn, cao ráo, lại chịu thương chịu khó, chị ngày đó khiến anh Hợp xiêu lòng ngay từ những lần gặp đầu tiên. Anh chị kết hôn đầu năm 2013. Một thời gian sau, chị mang trong mình đứa con đầu lòng.
Thai nhi được 5 tháng tuổi, chị phát hiện mắc ung thư vòm họng - một loại bệnh không hề bình thường như chị nghĩ, nhấn chìm bản thân người mẹ trẻ trong những tháng ngày vật vã, đau khổ.
Đứng trước sự lựa chọn giữ hay bỏ thai nhi, chị quyết giữ.
Anh Hợp đã rất sốc và bối rối. Ung thư như một cú trời giáng xuống căn nhà nhỏ bé của 2 vợ chồng. Anh khuyên chị nên bỏ đứa bé để tập trung điều trị ung thư, sau này khỏi hẳn lại mang thai tiếp cũng chưa muộn. Nhưng chị đã đánh cược cả tính mạng vào "canh bạc" lớn nhất cuộc đời mình. Thậm chí nếu phải chết trên bàn mổ, chị vẫn sẽ sinh con bằng mọi giá.
Anh im lặng, không khuyên nữa.
Ba tháng cuối thai kỳ, bệnh diễn tiến nặng. Chị phải dùng thuốc giảm đau để trị những cơn đau đầu bất chợt. Chị thậm chí không thể ăn, chất dinh dưỡng cho con cứ thế giảm dần. Khi thai nhi được 36 tuần tuổi, chị rơi vào tình trạng khó thở, hạch sưng to, khối u chèn vào mắt gây méo xệch, nhìn một vật thành hai. Nếu muốn nhìn rõ, chị phải bịt một bên mắt.
Vì muốn bảo vệ con, trong suốt những ngày mang thai, dù bệnh tình phát tác, đau đớn đến đâu, chị đều từ chối sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào. 10 ngày trước khi sinh, mắt trái chị mờ dần, rồi nhanh chóng bị lấp đầy bởi bóng tối. Chị được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiến hành mổ bắt thai. Vào phòng phẫu thuật, chị vẫn nhìn thấy mọi người, cả bác sĩ và y tá, có 4 người tất cả. Khi bác sĩ gây tê, cả 2 mắt của chị mất thị lực, lặng thinh rơi vào màn đêm. Chị mù hoàn toàn. Con gái sinh ra ngày nào, chị mù từ ngày đấy.
"Có những người sẽ rơi vào hoảng loạn mà gào thét lên: "Tôi bị mù, tôi không nhìn thấy nữa rồi". Nhưng tôi thì rất bình tĩnh. Tôi đã chuẩn bị tinh thần từ giây phút mắt trái mình dần mờ đi. Tôi từng nói với chị gái, có thể đến lúc sinh em bé sẽ không còn nhìn thấy gì nữa. Và quả là như vậy thật. Tôi từng ước ao mình sẽ là người đầu tiên nhìn thấy con sau khi được bác sĩ đưa ra khỏi bụng. Tuy rằng các bà mẹ khác có thể ôm con mình vào lòng và âu yếm chúng, tôi thì không.
Nhiều người có thể bảo tôi thật ngu ngốc hay điên khùng, nhưng tôi chấp nhận tất cả. Có người mẹ đã phải đánh đổi cả mạng sống để chọn đứa con, còn tôi chỉ bị lấy đi đôi mắt, như vậy là hạnh phúc lắm rồi!".
Bé Bống chào đời chỉ nặng vỏn vẹn 2,1 kg, được chị gái của mẹ nuôi nấng, chăm sóc. Chị Yên bắt đầu bước vào hành trình chống lại căn bệnh ung thư. Mọi sinh hoạt cá nhân đều có người giúp để chị tập quen với bóng tối. Khoảng 1 tuần sau sinh, chị tự bắt bản thân phải cố gắng dù không hề dễ dàng. Chị men theo tường nhà tập đi lại, nhiều lúc đầu đập vào cửa, nhưng chị vẫn đi. Chị không thể bỏ cuộc vì điều này.
Sau một tháng xạ trị ở bệnh viện, chị trở về nhà. Chị ngủ phòng riêng, Bống không được phép gần mẹ. Có hôm bác vừa đi khỏi nhà, Bống khóc nức nở. Nghe tiếng con khóc, chị xuống giường, tập đi rồi mò đường ra đến phòng con. Chị sờ con, chị bế con, rồi dỗ con ngủ.
"Có thể Bống yêu bác hơn bố mẹ vì từ nhỏ con đã ở với bác. Một đứa trẻ chỉ biết đơn giản, người nào chăm sóc nó, quan tâm nó thì nó đáp lại. Tuy rằng có những lúc tôi buồn vì bé dành nhiều tình cảm cho bác hơn. Nhưng tôi hiểu, vì con còn nhỏ, con chưa thể hiểu được hết tình mẹ là như nào".
Sinh con là niềm ước ao cao cả của một người mẹ. Được nhìn con lớn khôn mỗi ngày, từ bước đi chập chững đầu tiên đến nụ cười, ánh mắt,... với người bình thường thực sự quá dễ dàng, nhưng lại vô cùng xa vời với chị.
"Nếu có thể nhìn thấy con, tôi chẳng còn ước mơ nào lớn hơn thế nữa!".
"Mẹ ơi, bao giờ mẹ nhìn thấy, mẹ chở con lên lớp nhé!"
Sau 8 tháng, chị trải qua 2 lần xạ trị, 6 lần hóa chất, khối u được tiêu, tế bào ung thư cũng được xác định không còn trong sự vui mừng khó tả. Có nhiều người gặp chị khi mang thai với bộ dạng như ngọn nến trước gió, họ thậm chí còn không tin chị sẽ sống được đến ngày hôm nay.
Đầu năm 2018, chị quyết định sinh thêm em bé. Nếu vì bản thân, chị sẽ không sinh thêm con. Nhưng chị yêu chồng, thực sự là thế khi anh bày tỏ mong muốn có đứa con thứ 2. "Chồng tôi, tuy không phải người tôi yêu đầu tiên hay là yêu nhất, nhưng với tôi, chỉ cần có thể làm điều gì đấy giúp anh hạnh phúc, tôi đều chấp nhận. Anh đã hi sinh rất nhiều, dù vợ bệnh tật đau đớn, anh vẫn luôn bên cạnh chăm sóc".
Mang thai đứa con thứ 2, chị đã rất lo lắng, sợ bị tái bệnh. Tuy các bác sĩ đều nhận định tình trạng bệnh ổn định, không còn tế bào ung thư, nhưng liệu 1, 2 tháng sau, bệnh có quay trở lại hay không? Chị sợ và chỉ biết cầu nguyện, hy vọng được khoẻ mạnh để sinh con, sau này dù đau đớn bao nhiêu, chị chấp nhận tất cả. Và bé Tôm đã ra đời trong hạnh phúc ngập tràn. Lần thứ 2, chị không thể nhìn thấy hình hài đứa con bé bỏng của mình.
Bống là đứa trẻ thiệt thòi vì những năm tháng đầu đời thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ. Chị Yên vẫn luôn đau đáu về điều này và tìm cách bù đắp, dù không thể trọn vẹn, dành cho Bống. Không còn quá bỡ ngỡ, với bé Tôm, người mẹ trẻ đã có thể tự tay pha sữa, thay bỉm, ru con ngủ và bế con đi chơi.
Mọi người xung quanh đều nhìn thấy 2 đứa trẻ, chị thì không. Họ hay nói Bống giống anh, còn Tôm giống chị, mắt 2 đứa tròn tròn, nước da trăng trắng. Chị tự vẽ khuôn mặt và hình hài của chúng, từ tận bên trong ánh mắt kia. Con chị sinh ra, chị tự hào về chúng.
"Tôi không thể chăm sóc Bống trong suốt quá trình điều trị ung thư, bác sĩ dặn sau khi truyền hóa chất không được ở bên con quá lâu. Tôi luôn cảm thấy có lỗi. Còn với Tôm, tôi cố gắng ở bên con cả ngày. Tuy không thể làm tốt như những người mẹ khác, nhưng tôi chỉ biết nỗ lực hết sức để các con lớn lên khoẻ mạnh.
Dù sao, tôi vẫn cảm nhận được, 2 em bé hiểu rằng mẹ chúng không thể nhìn thấy nên các con rất ngoan, có thể ở nhà với mẹ cả ngày mà không hề quấy khóc".
Bống từng nói với chị: "Mẹ ơi, bao giờ mẹ nhìn thấy, mẹ chở con lên lớp nhé!". Con thì cười vui, nhưng chị đau xót như ngàn con dao đâm thấu tim. Chị cũng từng mong được đưa bé đến trường dù chỉ một lần như bao bạn bè khác, nhưng chẳng bao giờ chị có cơ hội.
"Tạ ơn Chúa, tôi vẫn được sống để nghe tiếng con gọi "mẹ ơi". Lúc Bống còn nhỏ xíu, tiếng nói đầu tiên con cất lên là để gọi mẹ. Chắc con cũng hiểu tôi yêu con biết nhường nào".
Bống đứng giữa sân nhà, gọi mẹ một tiếng thật to. Chị Yên từ nhà tắm bước ra, mò mẫm từng mép tường, rồi bỗng khựng lại trước lời nói của con. Hôm đó là ngày 20/10 và chị đã khóc rất nhiều trước tình cảm non nớt ấy.
Dù không thể chủ động bước chân, cơ thể dễ bị va chạm với bất cứ ngóc ngách nào trong nhà, nhưng những lúc Tôm quấy, chị vẫn cố gắng lại gần bên con, ôm con vào lòng ầu ơ da diết. Chị từng thăm khám rất nhiều nơi với hy vọng chữa lành đôi mắt. Suốt một tháng tìm đến từng bệnh viện lớn nhỏ, kể cả nhờ cậy phương pháp châm cứu, nhưng tất cả đều không có tác dụng. Bác sĩ kết luận chị bị liệt dây thần kinh quá lâu, gần như chết và không còn cơ hội phục hồi.
"Con ốm đau, tôi không thể chăm sóc, đi viện toàn nhờ các bác, đấy là điều tôi cảm thấy tự trách bản thân: Sao con mình đi viện mình phải nhờ chị đưa đi, trong khi bản thân mình không làm được điều ấy. Đương nhiên có lúc tôi ước chỉ cần được nhìn con một lần thôi rồi chết, tôi cũng cảm thấy mãn nguyện, không đòi hỏi gì nhiều.
Một ngày nào đó, khi tôi không còn trên cõi đời này nữa, mọi người có thể nhìn thấy trong 2 đứa con tôi hình ảnh mẹ chúng. Đôi khi mọi người sẽ nghĩ về một người mẹ đã hi sinh cho các con thay vì một kẻ tàn ác giết con, chẳng hạn như thế. Với tôi, giết con là không thể. Để đấu tranh tâm lý giành giật tính mạng cho mình hay cho con, chưa bao giờ tôi trải qua cảm giác đó. Ngay từ ban đầu, miễn sao cứu sống được con, còn với tôi như nào cũng được.
Tôi muốn sau này lớn khôn, Bống sẽ trở thành bác sĩ để có thể cứu chữa cho nhiều người. Còn Tôm còn bé quá, tôi chưa nghĩ tới. Tôi không mong 2 đứa làm nghề chỉ vì kiếm thật nhiều tiền cho bố mẹ chúng, chỉ mong giúp được nhiều người khác".
Lớn lên, con sẽ là đôi mắt của mẹ
Sau gần 7 năm, sóng gió và biến cố đã tạm lùi lại phía sau. Cả nhà chị vẫn chưa có mái ấm riêng, phải ở nhờ nhà chị gái. Hàng ngày, chị chăm con với sự hỗ trợ của bố, anh Hợp lái taxi từ 7h sáng đến đêm muộn mới về. Tuy có những lúc 2 vợ chồng cãi nhau ầm ầm, nhưng sáng hôm sau, mọi chuyện lại bình thường.
Chị từng mong 2 vợ chồng có gian nhà riêng làm chỗ chui ra chui vào. Dù nhỏ thôi nhưng là nhà, là mái ấm hạnh phúc, anh Hợp cũng sẽ thoải mái hơn khi không phải ở cùng gia đình nhà vợ.
"Thực ra có những lúc tôi than chết và ganh tỵ với người khác. Tại sao họ vừa giàu vừa có mọi thứ, còn tôi lại nghèo khổ, ốm đau bệnh tật. Tôi là một người mẹ như thế nào khi mà không thể tự tay chăm sóc tốt nhất cho các con? Có thể vì tôi mà chồng tôi, gia đình tôi phải khổ.
Nếu như ngày ấy không lấy chồng, sẽ là tốt hơn cho anh.
Nếu như ngày ấy không lập gia đình, tôi sẽ yên lòng ra đi mà không phải bận tâm nhiều.
Trước khi sinh Bống, tôi từng nói với anh: Nếu sau khi sinh mà em không còn trên cõi đời này, em thực sự mong anh hãy xây dựng gia đình với một người khác. Em không có ý kiến gì, em hy vọng anh được hạnh phúc. Em chỉ nhờ anh thay em quan tâm đến con, đừng để con bé đã không có mẹ lại còn thiếu vắng tình cảm của cha".
Anh biết chị lo sợ trong hoàn cảnh này, anh sẽ thay lòng đổi dạ. Nhưng những lần chị ngoảnh mặt đi và khóc, anh đều nhớ rõ. Có lẽ, anh yêu chị còn nhiều hơn chị yêu anh. "Nói chung anh không có "tư tưởng này nọ", em cứ yên tâm", anh nhắn nhủ.
"Mỗi lần nhìn vợ quằn quại đau đớn lúc mang bầu em bé, tôi cảm thấy đau nhói trong lòng. Bản thân tôi là đàn ông, nếu bệnh tật nặng như vậy không biết có vượt qua được không. Vợ đã rất buồn lòng vì khi con ốm đau không làm gì được. Hay nhiều lúc vợ khóc thầm, tôi chỉ biết an ủi: "Cái gì làm được em làm, không thì có anh và các bác lo".
Tình cảm vợ dành cho các con và chồng rất bao la, để đến giờ phút này em xem gia đình là tất cả. Mỗi lần về bên con và vợ, tôi cảm thấy có thêm sức sống, mặc kệ sóng gió ngoài kia".
Chị từng nghĩ, hai vợ chồng tuy không giàu có nhưng vẫn sẽ cùng con đi chơi công viên, siêu thị, nói chung đơn giản thôi. Thế mà, tất cả dự định đều không thành, vì chị bị mù 2 con mắt. Dù có thể nghe và cảm nhận tình cảm của con và chồng dành cho mình, chị vẫn sợ. Chị sợ có ngày, chị sẽ quên hình ảnh những người thân yêu trong gia đình, nhất là chồng.
"Từ trước đến nay tôi luôn nợ chồng một lời xin lỗi. Nếu như không lấy tôi, chắc anh sẽ hạnh phúc hơn. Tôi chấp nhận sinh bé thứ 2, chấp nhận cả cái chết để đem lại hạnh phúc cho anh. Nếu vì phải chung sống với tôi mà anh không được hạnh phúc thì tôi cũng không bao giờ hạnh phúc được. Tôi nhiều lần muốn nói với chồng, rằng "Em yêu anh rất nhiều"".
Làm mẹ, phụ nữ sẽ dành hết tình cảm cho con cái, vì họ hiểu con cũng chính là một phần thân xác của mình. Khi được nghe kể về trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị Liên - người mẹ ung thư vú từ chối chữa trị để sinh bé Bình An, chị Yên như thấy lại hình bóng mình của 7 năm về trước. Trong hoàn cảnh đó, bất cứ người mẹ nào cũng sẽ chọn con cái trước tiên thay vì quan tâm tới bản thân mình.
"Tôi rất phục bạn Liên. Dù thời điểm phát hiện ung thư thai nhi chỉ mới 8 tuần, nghĩa là vừa được thụ thai và chỉ như một cục máu, nhưng bạn ấy kiên quyết không bỏ con. Một khi đã được hoài thai trong lòng mẹ, từ cục máu ấy nó sẽ thành người. Con được sinh ra và lớn lên, con khoẻ mạnh sẽ đủ bù lại sự vất vả của mẹ. Cuối cùng, cả tôi và Liên đều không chỉ giữ lại được mỗi con, mà còn cả bản thân mình nữa".
Những bà mẹ ung thư như chị Yên hay chị Liên, dù cận kề cái chết hay trong bất cứ hoàn cảnh nào, cái họ cần bao giờ cũng là tình thương yêu của người thân, đặc biệt là chồng. "Nếu như trong lúc này mà tôi rời bỏ vợ mình thì khác gì cầm con dao đâm vào trái tim em. Tôi luôn kề vai sát cánh, động viên, an ủi, nên bà xã cảm thấy có chút ấm áp. Hơn nữa, các con cũng là một nguồn động lực to lớn", anh Hợp chia sẻ.
"Tôi không biết có thể sẽ trở thành một người mẹ giỏi như mẹ tôi không. Bà là một người tuyệt vời, và bây giờ tôi đang cố làm lại điều đó với các con của mình", chị nói.
Kết thúc buổi trò chuyện, cả gia đình 4 thành viên dắt tay nhau về nhà. Ánh hoàng hôn dần lùi lại phía đằng xa, con đường làng thân quen nằm lặng lẽ giữa 2 hàng cây xanh thẳm. Nhà là nơi để về, là nơi duy nhất có thể viết nên câu chuyện phi thường về người mẹ "siêu anh hùng" cùng tình thương bao la.
Lớn lên, con sẽ là đôi mắt của mẹ.
Theo Minh Nhân (Trí Thức Trẻ)
6 việc bạn nên ngừng làm khi bắt đầu bước vào tuổi 60 để nghỉ hưu khỏe mạnh, hạnh phúc, an nhiên
Gia đình - 29 phút trướcGĐXH - Tuổi 60 của bạn là khoảng thời gian thú vị với những cột mốc quan trọng khi đã nghỉ hưu. Nếu muốn cuộc sống ở tuổi xế chiều an nhàn hơn, hãy cố gắng dừng lại trước 6 điều dưới đây.
Biết nghề nghiệp của chú rể, cô dâu lập tức hủy hôn
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcCô dâu hủy hôn khi biết nghề nghiệp của chú rể trước ngày đám cưới chính thức diễn ra. Mặc dù, thu nhập của anh mỗi tháng hơn 36 triệu đồng nhưng vẫn không làm cô hài lòng.
4 cung hoàng đạo cả EQ và IQ đều cao nên có đường đời thuận lợi hơn người khác
Gia đình - 4 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này dễ dàng chinh phục lòng người, được đánh giá là vừa tài giỏi, vừa khéo léo ứng xử trong giao tiếp.
Cô gái Bình Dương cao 1m46 lấy chồng gần 2m, chú rể hài hước trong lễ vu quy
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcCô gái Bình Dương tìm được bến đỗ hạnh phúc của đời mình nhờ 2 tháng làm thêm trong kỳ nghỉ hè.
Điểm mạnh của những người bừa bộn trong gia đình không phải ai cũng biết
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Bạn không nên vội vã đánh giá những người sống bừa bãi, bởi họ có những đặc điểm và những điểm mạnh tiềm ẩn khiến họ nổi bật.
Phúc lành cả đời của một người ẩn chứa trong 3 điểm này, nếu không cẩn thận giữ gìn, vận mệnh đi xuống lúc nào không hay
Gia đình - 19 giờ trướcPhận làm con cái, nỗ lực kiểm tiền cũng là để cha mẹ ở nhà có cuộc sống tốt hơn. Nhìn họ mỉm cười, bạn cũng an lòng vui vẻ, đúng không?
7 kiểu nói chuyện khiến người khác khó chịu mà người EQ thấp lại tự cho là khôn khéo
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Những người có EQ cao dù đi đến đâu cũng mang lại cảm giác dễ chịu và thân thiết cho người khác. Ngược lại, những người có EQ thấp, thường có cách nói chuyện khiến người khác cảm thấy bối rối và muốn tránh né.
4 cung hoàng đạo mua nhà, tậu xe trong vòng 3 năm tới nhờ may mắn trong việc kiếm tiền
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này có khả năng bứt tốc trong vòng 3 năm tới để đạt được mục tiêu của bản thân.
Một người về già được con cháu hiếu thuận thường sở hữu 3 điều này, tài phú và hạnh phúc của gia đình cũng từ đó mà ra
Gia đình - 1 ngày trước“Cho người con cá, không bằng chỉ người cách câu”. Ngay cả khi cha mẹ già đưa tiền lương hưu và tiết kiệm cả đời cho con cái, cũng không thể đảm bảo chúng sẽ có đủ cơm ăn áo mặc đến hết đời.
9 kiểu giao tiếp bị đánh giá thấp, người EQ cao không bao giờ mắc phải
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao thường là những người rất khéo léo trong giao tiếp.
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy conGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.