Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...
Phát hiện ung thư thần kinh nội tiết ở cổ tử cung hiếm gặp
Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, bà H. (64 tuổi, TPHCM) mãn kinh vào thời điểm bà 54 tuổi (năm 2015). Tháng 07/2023, bà thường xuyên bị ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo; lượng dịch rất ít chỉ vừa thấm quần. Bụng bà đau râm ran, cảm giác vùng bụng dưới bị trằn xuống, đi tiểu cảm giác không hết. Trong vòng 6 tháng, bà H. đi khám nhiều nơi và được điều trị với chẩn đoán viêm đường tiết niệu, được kê thuốc uống, nhưng không khỏi. Từ tháng 01/2024, bà chảy máu âm đạo lượng nhiều như kinh nguyệt, đau bụng dữ dội.
Bà đến khám tại Khoa Ung Bướu BVĐK Tâm Anh TPHCM vào cuối tháng 01/2024. Tại đây, bà được bác sĩ CKII Nguyễn Trần Anh Thư, khoa Ung Bướu, chỉ định chụp MRI, phát hiện có khối choán chỗ toàn bộ cơ tử cung, xâm lấn thành trước âm đạo ra đến gần âm hộ.

Ảnh minh họa
Sau khi sinh thiết, bác sĩ Thư cho biết bà H. bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3B, loại carcinoma thần kinh nội tiết (ung thư biểu mô thần kinh nội tiết). Đây là loại ung thư hiếm gặp, có thể gặp ở đường tiêu hóa, tuyến tụy và phổi. Ung thư dạng thần kinh nội tiết chỉ chiếm 0,5% – 1% trong tất cả các khối u ác tính ở cổ tử cung, có nguy cơ di căn sớm, điều trị khó khăn, dễ tái phát .
Phương pháp điều trị ung thư thần kinh nội tiết ở giai đoạn sớm là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hỗ trợ. Bà H. phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ, u đã lan rộng nên phương pháp phẫu thuật không được thực hiện. Bệnh có nguy cơ di căn hạch và di căn xa đến gan, não, phổi… thường có tiên lượng xấu. Bác sĩ chỉ định bà H. hóa trị 4 chu kỳ, mỗi chu kỳ cách nhau 4 tuần để thu nhỏ khối u, sau đó xạ trị 25 tia. Để hạn chế nguy cơ tái phát, sau xạ trị, bà H. được hóa trị bổ sung thêm 2 chu kỳ.
Bà H. được đặt buồng tiêm để truyền thuốc hoá chất hiệu quả, giảm nguy cơ thoát thuốc ra ngoài mạch máu, gây viêm mô tế bào ở da. Nhờ phát hiện kịp thời, điều trị đúng phác đồ của bệnh, sau 6 tháng điều trị, bà H. cải thiện bệnh, khối u thu nhỏ lại, bà đi vệ sinh bình thường và không còn rong kinh. Bà được tiếp tục theo dõi định kỳ để sớm phát hiện bất thường và can thiệp kịp thời. Trường hợp bà H., nhờ đáp ứng tốt với thuốc nên u nhỏ lại và cải thiện các triệu chứng khác.
Ung thư thần kinh nội tiết là gì?
U thần kinh nội tiết phát triển từ tế bào thần kinh nội tiết. Các tế bào này tiếp nhận tín hiệu thần kinh và giải phóng các hormone tương ứng với vị trí cơ quan bị ảnh hưởng gây một số triệu chứng như rối loạn đường huyết, rong kinh, tiêu chảy…
Bác sĩ Anh Thư chia sẻ thêm, phụ thuộc vào ung thư thần kinh nội tiết xuất hiện ở đâu trên cơ thể, tạo hormone gì, ở giai đoạn nào, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể được phẫu thuật. Một số u thần kinh nội tiết sinh ra quá nhiều hormone nhưng không thể phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giúp ức chế khối u sinh hormone, giảm triệu chứng.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thần kinh nội tiết
Triệu chứng ung thư thần kinh nội tiết sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của khối u và tế bào u có tạo ra hormone không. Chẳng hạn, khối u thần kinh nội tiết ở phổi có thể gây ho; khối u thần kinh nội tiết ở tuyến thượng thận tiết nhiều hormone gây căng thẳng, lo lắng; u thần kinh nội tiết ở tử cung gây rong kinh như trường hợp bà H.
Cho đến nay nguyên nhân gây u thần kinh nội tiết vẫn chưa rõ. Nhiều nghiên cứu cho thấy u thần kinh nội tiết ở vị trí tử cung có liên quan đến virus HPV nhóm 16 và 18 lần lượt là 28% và 40%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thấy giai đoạn tiền xâm nhập virus HPV tương tự các ung thư biểu mô khác của cổ tử cung. Yếu tố nguy cơ của bệnh này là gia đình có người mắc loại u này; phụ nữ lớn tuổi; tiểu đường – gây u thần kinh nội tiết ở tuyến tụy; hút thuốc…
Bác sĩ Anh Thư cho biết u thần kinh nội tiết cổ tử cung dễ tái phát, nguy cơ di căn gan, phổi, não. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần theo dõi, tái khám định kỳ hoặc khám ngay khi có bất thường để bác sĩ xử trí kịp thời . Phụ nữ bị rong kinh, tiết dịch âm đạo bất thường có mùi hôi, chảy máu… nên khám bác sĩ để được kiểm tra, tìm nguyên nhân. Phụ nữ sau mãn kinh bị rong kinh nên đi khám ngay.

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 2 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.