Người đàn ông 52 tuổi phát hiện 4 khối u trong ổ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Mặc dù đi khám nhiều nơi, nhưng với biểu hiện tiêu ra máu, chướng bụng và nghĩ mình có tiền sử mắc bệnh trĩ, nên có thể người bệnh đã khám bệnh không triệt để...

Tiêu ra máu, đi khám phát hiện 4 khối u trong ổ bụng
Theo thông tin từ Bệnh viện Gia An 115, cách đây 6 tháng, trong một lần khiêng nặng, ông N.V.Q (sinh năm 1973, ngụ TX. Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cảm thấy đau và phát hiện có chảy máu vùng hậu môn. Đi khám tại một bệnh viện, ông được chẩn đoán chảy máu do trĩ, đồng thời mắc bệnh xương khớp, được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc.
Do ông có tiền sử mắc trĩ, trước đó từng vài lần đi tiêu ra máu lượng ít nên ông không đi khám thêm, chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, thỉnh thoảng ông vẫn bị đi tiêu ra máu.

Ekip bác sĩ phẫu thuật cho người bệnh.
Sau đó không lâu, trong lần khám sức khỏe định kỳ, ông tình cờ được phát hiện tăng huyết áp và đái tháo đường type 2, chỉ số đường huyết lên đến 14 mmol/l - cao hơn rất nhiều so với mức bình thường (đường huyết lúc đói < 5,6 mmol/l, đường huyết ngẫu nhiên < 7,8 mmol/l). Trong khi đó, tình trạng đi tiêu ra máu vẫn tiếp diễn, kèm theo cảm giác mệt mỏi. Ông tiếp tục đến một số cơ sở y tế khác để thăm khám nhưng vẫn được chẩn đoán do trĩ.
Khoảng 3 tháng trước, tình trạng đi tiêu ra máu của ông ngày càng nghiêm trọng, có lúc máu đỏ tươi, có lúc đỏ bầm, kèm chướng bụng nên ông tiếp tục đi khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện ông có một khối u tuyến thượng thận và chỉ định nhập viện điều trị. Sau 10 ngày điều trị nội khoa bằng thuốc, ông xuất viện nhưng tình trạng tiêu ra máu vẫn không cải thiện.
Cuối tháng 3/2025, ông tiếp tục đi khám tại một bệnh viện ở TP.HCM và được phát hiện thêm u ruột non. Sau đó, ông chuyển đến Bệnh viện Gia An 115 để điều trị.
Tại đây, sau khi tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện ông có đến 4 khối u trong ổ bụng, gồm: một khối u ruột non (6x7cm), một u mạc treo hỗng tràng (3x4cm), một u mạc treo đoạn cuối hồi tràng (5x7cm), một khối u lớn sau phúc mạc, bao quanh và xâm lấn tuyến thượng thận phải, kích thước lên đến 10x11cm. Các khối u đều có hoại tử trung tâm.
Phẫu thuật thành công 4 khối u trong ổ bụng nguy hiểm, hiếm gặp và khó phát hiện
Chia sẻ từ ThS.BS. Nguyễn Thế Toàn – Trưởng khoa Ngoại của bệnh viện cho biết, trường hợp người bệnh N.V.Q khi bị cùng lúc u ruột non, u mạc treo, u tuyến thượng thận đều là bệnh hiếm gặp, khó phát hiện nhưng lại nguy hiểm. U ruột non, u mạc treo kích thước lớn có thể dẫn đến các biến chứng như tắc ruột, nhồi máu mạc treo gây hoại tử ruột. Ngoài ra, chảy máu khối u kéo dài sẽ gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý khác.
Trong khi đó, tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, có chức năng tiết ra các hormon điều hòa cân bằng nước - điện giải, điều hòa huyết áp… U tuyến thượng thận không được điều trị hiệu quả có thể gây rối loạn nước, điện giải, gây mệt mỏi, tăng huyết áp, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Bác sĩ chúc mừng và dặn dò người bệnh trước khi xuất viện.
ThS.BS. Nguyễn Thế Toàn cho biết, phẫu thuật loại bỏ các khối u là rất cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, đây là một ca phẫu thuật phức tạp vì phải kết hợp cắt u tuyến thượng thận, u mạc treo, cắt ruột non, trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Trong khi đó, khối u tuyến thượng thận có thể làm huyết áp tăng đột ngột trong quá trình gây mê và phẫu thuật, nếu không kiểm soát tốt dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuyến thượng thận lại sát với tĩnh mạch chủ và nhiều mạch máu quan trọng. Chính vì vậy, ca phẫu thuật không chỉ đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm mà còn cần sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều chuyên khoa, bao gồm Ngoại Tổng quát, Ngoại Thận - Tiết niệu và Nội tiết.
Sau khi thống nhất phương án, ngày 29/3, ê-kip phẫu thuật đã tiến hành cắt khối u sau phúc mạc và tuyến thượng thận phải, sau đó lần lượt cắt hai khối u mạc treo hồi tràng và hỗng tràng, cuối cùng cắt đoạn ruột non chứa u, dài khoảng 30cm. Ca mổ kéo dài gần 3 giờ đồng hồ đã diễn ra thành công. Sau phẫu thuật, tình trạng người bệnh ổn định, phục hồi tốt.
Bác sĩ Nguyễn Thế Toàn khuyến cáo, các triệu chứng như đi chướng bụng, đi tiêu ra máu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý thường gặp như trĩ, viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng trực tràng… nhưng không loại trừ các bệnh lý hiếm gặp hơn như trường hợp người bệnh N.V.Q. Chính vì vậy, khi có triệu chứng bất thường kéo dài, người bệnh nên đến khám ở những bệnh viên uy tín, điều này giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, tránh bỏ sót bệnh hoặc chậm trễ trong xử trí.

Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
Bệnh thường gặp - 25 phút trướcGĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người đàn ông 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.