Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ đi xe máy suốt 9 tiếng đến bệnh viện vì đi tiểu quá nhiều

Thứ năm, 10:38 13/06/2024 | Bệnh thường gặp

Người phụ nữ 33 tuổi mắc căn bệnh khó nói, phải đi xe máy suốt 9 giờ từ nhà đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám bệnh.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một trường hợp “dở khóc dở cười”, người bệnh là nữ, 33 tuổi, đến khám với lý do tiểu nhiều.

Đi cùng người bệnh là chồng và cậu con trai 5 tuổi, qua thăm khám tỉ mỉ, được biết gia đình họ phải chạy xe máy từ Văn Chấn - Yên Bái về Hà Nội khám bệnh, đi từ 12h trưa đến 21h tối mới tới nơi. Bác sĩ hỏi tại sao không đi xe khách cho nhàn? Bệnh nhân chia sẻ: “Em không đi được xe ô tô khách, vì cứ 15 -20 phút em lại đòi dừng xe đi tiểu, nhà xe họ không cho đi”.

Người phụ nữ đi xe máy suốt 9 tiếng đến bệnh viện vì đi tiểu quá nhiều - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa).

Theo lời kể của người bệnh, được biết từ thời còn chưa lấy chồng, chị đã bị tiểu nhiều, cứ 1 - 2 lần/giờ, mỗi khi buồn tiểu phải đi ngay nếu không sẽ “són ra quần”.

Sau khi chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết, người bệnh được chẩn đoán mắc bàng quang tăng hoạt (OAB). Chị được kê đơn thuốc, tư vấn rất kỹ cách uống nước, cách tập nhịn tiểu, cách tập cơ sàn chậu, và hẹn khám lại sau 1 tháng dùng thuốc.

Một tháng sau, người bệnh gọi điện lại cho bác sĩ, báo rằng đã hết triệu chứng tiểu nhiều và không đi khám theo hẹn được vì đang bận công việc mùa màng. Bác sĩ cũng tư vấn thêm cho chị, hy vọng chị sẽ duy trì được kết quả điều trị lâu dài và không phải đi xe máy 9h liên tục xuống gặp bác sĩ một lần nữa.

Theo bác sĩ Hạ Hồng Cường, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bàng quang tăng hoạt là một tình trạng bàng quang hoạt động không đều, gây ra cảm giác cần phải đi tiểu ngay lập tức, thậm chí khi bàng quang chỉ chứa một lượng nhỏ nước tiểu. Người mắc bệnh này thường có thể phải đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm, thậm chí có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc tiểu tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Các nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt (OAB) có thể bao gồm:

1. Tuổi tác: Sự suy giảm của các cơ bàng quang và hệ thần kinh liên quan có thể góp phần vào việc phát triển OAB, đặc biệt là ở người cao tuổi.

2. Các tình trạng như viêm nhiễm, tiểu đường, bệnh Parkinson, đa tiểu đường, hoặc bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh có thể gây ra OAB.

3. Sự thay đổi hormon trong cơ thể, như trong quá trình mãn kinh ở phụ nữ, có thể làm tăng nguy cơ mắc OAB.

4. Sử dụng quá nhiều caffeine hoặc rượu, hút thuốc lá, hoặc các loại thuốc nhất định có thể tăng nguy cơ mắc OAB.

5. Sự căng thẳng quá mức của cơ bàng quang, dẫn đến việc bàng quang co bóp một cách không kiểm soát, cũng có thể gây ra OAB.

6. Một số trường hợp OAB có thể có yếu tố di truyền OAB có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới.

Việc xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng bàng quang tăng hoạt thường cần sự đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa và các xét nghiệm y tế phù hợp.

Người bệnh khi có triệu chứng điển hình của OAB như tiểu nhiều, tiểu khó kiểm soát,… nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tin với các hoạt động, công việc hàng ngày.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Top