Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái

Thứ bảy, 08:51 17/05/2025 | Không gian sống

Trong hơn 1 tháng, chị Quý (Sơn La) cải tạo bãi đất vốn bỏ không, nhiều cỏ rác thành một khu vườn sạch sẽ, phân luống khoa học để trồng rau, củ sạch, an toàn cho đại gia đình.

Chị Nguyễn Thị Thanh Quý (43 tuổi, TP Sơn La, Sơn La) là "nông dân sân thượng" được nhiều người biết tới trong các hội nhóm trồng rau sạch tại nhà.

Chị từng sở hữu khu vườn 50m2 nằm ở tầng 4 với hàng chục bồn rau sum sê, xanh mướt, các loại bầu, bí, cà chua lúc lỉu trên giàn. Khu vườn được quy hoạch gọn gàng, sử dụng chậu gỗ tự thiết kế đẹp mắt, khiến ai cũng thích ngắm.

Năm 2022, gia đình chị Quý chuyển từ ngôi nhà phố sang khu dân cư trong ngõ yên tĩnh. Ngôi nhà mới này có mảnh đất rộng rãi để chị thỏa thích làm vườn.

"Tôi chưa kịp bắt tay thực hiện khu vườn thì biến cố ập tới. Mẹ tôi bị phát hiện mắc ung thư phổi. Tôi đưa mẹ về Bệnh viện K Hà Nội để điều trị. Trong 2 năm, tôi chứng kiến mẹ và các bệnh nhân phải đau đớn chống chọi bệnh tật. Tôi càng thấm thía, không có gì quan trọng, quý giá hơn sức khỏe của bản thân, gia đình.

Khi mẹ mất, tôi quyết định cải tạo mảnh đất trống vốn toàn cỏ, rác thành khu vườn trồng rau, củ, quả sạch, cung cấp thực phẩm an toàn cho đại gia đình", chị Quý kể.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 1.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 2.

Khu đất hơn 200m2 vốn ngập rác, cỏ được cải tạo để làm vườn sum sê


Khu vườn có diện tích hơn 200m2. Chị Quý thiết kế 10 bồn (luống) kích thước dài 4m, rộng 1,2m, cao 0,2m chuyên để trồng rau, củ, quả theo mùa. Một số bồn dài và cao hơn thì trồng cây ăn trái lâu năm như ổi, sung Mỹ, nho thân gỗ, roi, mít…

Chị Quý sắp xếp sao cho các loại cây ăn quả khi cao lớn, không che ánh nắng của vườn rau.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 3.

Dù làm vườn vất vả, bàn tay chai sạn, đau lưng, mỏi gối nhưng chị Quý vẫn cảm thấy hạnh phúc

Chị Quý xây dựng một nhà lưới 40m2 chuyên để trồng các loại rau ăn lá dễ bị sâu tấn công như su hào, bắp cải, súp lơ. Các loại rau ít sâu bệnh như xà lách, mồng tơi, rau đay, bầu, bí… thì trồng bên ngoài.

Dọc lối đi chính trong vườn là giàn cố định trồng bầu, bí, mướp - các loại cây leo có lá sum sê. Xung quanh còn các giàn di động, có thể di chuyển linh hoạt giữa các bồn trồng rau, để trồng dưa chuột, đỗ cove, cà chua, mướp đắng.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 4.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 5.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 6.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 7.

Chị Quý bố trí vườn khoa học để các cây đều đủ nắng, đủ đất cho quá trình phát triển


"Trồng vườn rau dưới đất hay sân thượng thì vẫn phải đảm bảo việc trộn giá thể, cung cấp phân bón và phòng chống sâu bệnh. Tuy nhiên, làm vườn dưới đất có nhiều ưu điểm và tiết kiệm hơn so với làm vườn sân thượng", chị Quý cho biết.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 8.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 9.

Khu vườn như một "nông trại thu nhỏ"


Khu vườn dưới đất có thể trồng đa dạng các loại rau, củ, quả, cây ăn trái hơn.

Về phân bón, chị Quý không quá cầu kỳ, chỉ sử dụng 1-2 loại phân hữu cơ như phân mùn mía, phân gà, bò, lợn ủ hoai mục để trộn với đất trước khi gieo lứa rau mới.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 10.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 11.

Chị Quý ưu tiên trồng các loại rau theo mùa


Toàn bộ khu vườn không sử dụng thuốc phòng chống sâu bệnh mà áp dụng các phương pháp hoàn toàn tự nhiên như trồng đúng mùa vụ, trồng thưa cây, trồng nhà lưới, theo dõi hàng ngày để phát hiện bệnh kịp thời, cắt tỉa hoặc nhổ bỏ để tránh lây lan. Với vườn sân thượng diện tích nhỏ thì các biện pháp như trên khó áp dụng hơn.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 12.

Những cây cải "khổng lồ" trong khu vườn

Chị Quý thường trồng 7-10 loại rau cùng thời điểm và tính toán trồng gối lứa để gia đình có đa dạng thực phẩm và đảm bảo sản lượng thu hoạch.

Mùa thu đông, vườn sum sê su hào, bắp cải, súp lơ, các loại cải. Mùa xuân hè, vườn lúc lỉu bầu, bí, mướp; xanh mướt các loại rau muống, mồng tơi, rau khoai lang, ngô nếp, các loại dưa.

"Có một số loại như dưa lê, dưa bở, dưa hấu, tôi mới trồng thử nghiệm nên chưa đạt năng suất mong muốn, cần thêm thời gian để tìm hiểu", chị Quý nói.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 13.

Cuối tuần, chị Quý thu hoạch rau, củ, quả, đóng gói để gửi cho người thân

Từ ngày có khu vườn, cả gia đình chị Quý luôn yên tâm có rau củ quả sạch, an toàn, bớt nỗi lo về thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường.

Khu vườn cũng là nơi cả nhà thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng, đón con, cháu về trải nghiệm làm “nông dân”, cùng nhau cuốc đất, bắt sâu và biết trân quý hơn thành quả lao động.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 14.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 15.

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái - Ảnh 16.

Khu vườn là tâm huyết của chị Quý

Trồng cây ban công: Chọn cây theo hướng nhà và các lưu ýTrồng cây ban công: Chọn cây theo hướng nhà và các lưu ý

GĐXH - Chọn cây cho phù hợp với hướng nhà là yếu tố quan trọng nhất khi trồng cây ban công. Những ban công theo hướng khác nhau sẽ tạo ra các hình thái môi trường khác nhau. Điều này chủ yếu là do lượng nắng nhận được không giống nhau.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Top cây ăn quả cho bóng mát được yêu thích nhất

Top cây ăn quả cho bóng mát được yêu thích nhất

- 4 giờ trước

GĐXH - Các bạn đang muốn tìm kiếm cho mình một loại cây ăn quả che bóng mát cho khu vườn của gia đình. Tuy nhiên lại không biết nên trồng loại cây nào là phù hợp nhất. Hãy cùng chúng tôi khám phá những loại cây ăn quả lấy bóng mát có trong bài viết sau.

Cây lưỡi hổ có độc không, lưu ý gì khi trồng loại cây này?

Cây lưỡi hổ có độc không, lưu ý gì khi trồng loại cây này?

- 3 ngày trước

GĐXH - Lưỡi hổ thuộc một trong những loại cây cảnh được nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn làm cây trang trí cho ngôi nhà của mình. Mặc dù vậy, có nhiều người cho rằng loại cây này có độc và không nên đặt trong nhà.

Sam gây tranh cãi khi liên tục đăng ảnh che mặt ông xã, vợ chồng cô hiện sống trong căn hộ thế nào?

Sam gây tranh cãi khi liên tục đăng ảnh che mặt ông xã, vợ chồng cô hiện sống trong căn hộ thế nào?

- 4 ngày trước

GĐXH - Hành động liên tục che mặt ông xã của Sam khiến nhiều khán giả cảm thấy khó chịu và cho rằng nữ diễn viên đang không tôn trọng chồng.

Top những cây leo ban công dễ trồng, giàn đẹp ấn tượng cho ngôi nhà

Top những cây leo ban công dễ trồng, giàn đẹp ấn tượng cho ngôi nhà

- 4 ngày trước

GĐXH - Cây leo có thể tạo ra một không gian cảnh quan đẹp mắt và xanh mát. Bên cạnh đó, các loại cây leo còn có công dụng giảm nhiệt độ, che chắn ánh nắng, làm sạch không khí và mang đến cảm giác thư thái và thoải mái.

Lưu ý chọn cây ban công để tránh ảnh hưởng đến vận may và sức khỏe của các thành viên trong gia đình

Lưu ý chọn cây ban công để tránh ảnh hưởng đến vận may và sức khỏe của các thành viên trong gia đình

- 4 ngày trước

GĐXH - Ban công là khu vực giao thoa giữa không gian sống trong nhà và thế giới bên ngoài. Chọn cây trồng ban công hợp phong thủy giúp làm tăng sinh khí, tạo nên không gian hài hòa và mang lại tài lộc, sức khỏe cho gia đình.

Cần lưu ý gì khi thiết kế và thi công tầng áp mái?

Cần lưu ý gì khi thiết kế và thi công tầng áp mái?

- 6 ngày trước

GĐXH - Tầng áp mái ngày càng được quan tâm như một phần kiến trúc giúp gia tăng công năng, cải thiện thẩm mỹ và nâng cao giá trị sử dụng. Tùy theo kết cấu mái và chiều cao của phần áp mái, không gian này có thể có diện tích sử dụng đáng kể.

Cách biến ban công thành khu vườn xanh mướt

Cách biến ban công thành khu vườn xanh mướt

- 1 tuần trước

GĐXH - Biến ban công của căn hộ thành một khu vườn nhỏ không chỉ là cách tuyệt vời để tận dụng không gian sống mà còn tạo ra môi trường xanh mát và thư giãn.

Xuất hiện rạng rỡ sau đợt xạ trị thứ 3, Bống Hồng Nhung chia sẻ về thú vui duy trì suốt thời gian bị bệnh

Xuất hiện rạng rỡ sau đợt xạ trị thứ 3, Bống Hồng Nhung chia sẻ về thú vui duy trì suốt thời gian bị bệnh

- 1 tuần trước

GĐXH - Tinh thần, cách sống của Hồng Nhung luôn làm nhiều người nể phục. Cô truyền cảm hứng sống mãnh liệt, sự dũng cảm và thái độ lạc quan tới nhiều người.

Điều đặc biệt ở 'góc bình dân' trong dinh thự bạc tỷ của nhà Tăng Thanh Hà

Điều đặc biệt ở 'góc bình dân' trong dinh thự bạc tỷ của nhà Tăng Thanh Hà

- 1 tuần trước

GĐXH - "Nàng dâu hào môn" Tăng Thanh Hà chỉ thích khoe thành phẩm hết sức bình dân này trong căn nhà của mình thay vì những món đồ xa xỉ.

Trồng cây ban công: Chọn cây theo hướng nhà và các lưu ý

Trồng cây ban công: Chọn cây theo hướng nhà và các lưu ý

- 1 tuần trước

GĐXH - Chọn cây cho phù hợp với hướng nhà là yếu tố quan trọng nhất khi trồng cây ban công. Những ban công theo hướng khác nhau sẽ tạo ra các hình thái môi trường khác nhau. Điều này chủ yếu là do lượng nắng nhận được không giống nhau.

Top