Người phụ nữ tận tâm với bệnh nhân tâm thần
GiadinhNet - Mười năm gắn bó với bệnh nhân tâm thần, đối diện với rất nhiều phút giây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sự tận tâm, lòng thương yêu người bệnh chưa bao giờ vơi trong con người chị Trần Thị Phương Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định (huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).
Hết lòng vì bệnh nhân
Năm 2006, tốt nghiệp Trường Trung cấp Quân y II (thuộc Quân khu 7), y sĩ Trần Thị Phương Thúy (SN 1982) không chút đắn đo, xin đăng ký đầu quân về Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định. Ngay từ khi về Trung tâm, cô y sĩ trẻ đã chọn cho mình công việc chăm sóc người bệnh tâm thần nặng. Những ngày đầu tiếp xúc với người bệnh tâm thần đã không làm chị Thúy nhụt chí mà ngược lại còn khơi dậy trong chị mong muốn được giúp đỡ, chia sẻ, bao bọc những người thiệt thòi, là động lực để chị bám trụ với nghề.
Năm 2007, Trung tâm xảy ra dịch bệnh tê phù khiến nhiều bệnh nhân tử vong. Chị Trần Thị Phương Thúy nhớ lại: “Nhìn những con người ngây dại lần lượt ra đi mà lòng tôi đau như cắt”. Quyết tâm tìm giải pháp điều trị, chị Thúy tranh thủ mọi lúc mọi nơi tìm hiểu, tra cứu thông tin về bệnh tê phù. Chị đã đề xuất với Ban Giám đốc tăng thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bệnh nhân. Đồng thời, bổ sung vitamin B1 bằng cả đường uống và tiêm để điều trị bệnh tê phù. Những nỗ lực của chị Thúy đã mang lại kết quả tích cực, bệnh tình của nhiều bệnh nhân đã có chuyển biến tốt, không còn xảy ra trường hợp nào tử vong.
Chưa bằng lòng với kết quả đạt được, chị Thúy còn tìm phương pháp vật lý trị liệu phù hợp để tập cho bệnh nhân. Hàng ngày, chị kiên trì hướng dẫn, giúp đỡ bệnh nhân tập đi từng bước một. Do bệnh tê phù làm mất cảm giác của hai chân nên người bệnh phải tập từng bước một, dần dần mới tự đi.
Đến đầu tháng 12/2011, hàng loạt bệnh nhân tại Trung tâm lại mắc phải dịch cúm. Chị Thúy đã đưa ra phương pháp điều trị kết hợp Đông y với Tây y, vừa uống thuốc vừa nhỏ mũi bằng nước tỏi hoặc nước muối sinh lý hàng ngày. Chị còn tự tay nấu nước lá tre, bạc hà và hướng dẫn bệnh nhân xông để điều trị dứt điểm. Sau điều trị tích cực, 68 bệnh nhân đã giảm các triệu chứng và dịch bệnh chấm dứt ngay trong tháng 12.
Không chỉ tìm tòi, đưa ra được nhiều sáng kiến trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân, chị Trần Thị Phương Thúy còn luôn bên cạnh gần gũi, tìm hiểu thông tin của thân nhân, gia đình người bệnh. Chị Thúy tâm sự: “Đối với những bệnh nhân tâm thần, điều trị bằng y học không chưa đủ mà còn phải điều trị cả về tâm lý. Mình phải hiểu và quan tâm tới họ thì mới có phương pháp điều trị phù hợp”.
Nguyện gắn bó với con đường đã chọn
Từng đảm nhận vai trò Trưởng khoa ở nhiều khoa trong Trung tâm, ở vị trí nào chị Trần Thị Phương Thúy cũng luôn tâm niệm phải sống sao cho có ích, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Chị Thúy chia sẻ, đôi khi áp lực công việc khiến tôi cảm thấy cực nhọc, nản chí, nhưng chỉ cần nghĩ những người bệnh tâm thần vốn đã thiệt thòi, nay lại mắc bệnh càng đau đớn gấp nhiều lần so với người khỏe mạnh. Tôi như thấy mình cần phải mạnh mẽ hơn nữa để ngày càng có nhiều người bệnh được đoàn tụ với gia đình.
“Chăm sóc bệnh nhân tâm thần không chỉ vất vả, khó khăn, mà còn phải đối diện với những nguy hiểm có thể xảy đến bất ngờ. Nhân viên y tế cho bệnh nhân uống thuốc, ăn cơm, vệ sinh cá nhân... đều bị bệnh nhân chống đối, thậm chí bị hành hung. Những lúc ấy mình phải tránh, từ từ tìm cách tiếp cận, chứ tức giận hay quát mắng họ thì sẽ càng khiến tình trạng xấu hơn. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng tránh được nên việc nhân viên y tế gặp thương tích không phải chuyện hiếm”, chị Trần Thị Phương Thúy tâm sự.
Chị Thúy và các nhân viên trong Trung tâm luôn động viên nhau cùng cố gắng, chỉ mong sao giúp người bệnh vơi bớt bệnh tật, sớm được trở về đoàn tụ với gia đình.
Hơn 10 năm đóng góp công sức cho Trung tâm, chị Thúy đã nhận được các danh hiệu và phần thưởng như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ,TB&XH, nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua cơ sở... Đầu năm 2016, chị Trần Thị Phương Thúy được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định.
Chia tay chúng tôi chị Thúy cho biết, những gì tôi làm chỉ là việc bình thường, nhưng tôi luôn mong những việc nhỏ ấy sẽ lan tỏa và có ích đối với những người xung quanh.
Nguyễn Cúc/Báo Gia đình & Xã hội
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.