Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Sài Gòn cúng tiễn ông bà sau 3 ngày tết

Chủ nhật, 21:41 22/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Hằng năm, vào cuối tháng Chạp, các gia đình đi giẫy mả, sau đó mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Vào chiều 30 sẽ là lễ cúng Tất niên tại bàn thờ tổ tiên, cúng đêm giao thừa (sáng mùng Một đầu năm mới) và kết thúc bằng lễ hóa vàng để tạm biệt ông bà tổ tiên sau những ngày về ăn tết cùng với con cháu.

 

Đốt vàng mã trong lễ cúng tiễn đưa ông bà

Đây là tục lệ không thể thiếu khi kết thúc ngày Tết của người Việt, và cũng đánh dấu kết thúc ngày Tết tại các gia đình nên người ta còn gọi là làm hết Tết, hay đốt tết. Có nhiều gia đình làm lễ hóa vàng từ ngày mùng 2 âm lịch. Nhưng chủ yếu là bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán.

Sau khi mời Tổ tiên về dự Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh được gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.

Ông Lê Xuân Khương, ngụ tại Q.12 cho biết, hằng năm gia đình ông đều cúng tiễn ông bà vào ngày mùng 3 Tết. Đây là tục lệ từ xưa để lại, bản thân ông chỉ noi theo mà làm. Mâm cơm cúng tiễn ông bà do ông và vợ tự sắm sửa từ sáng sớm. Ngoài những vật phẩm phải có như xôi, gà, vàng mã thì ông còn cúng theo sở thích lúc sinh thời của bậc sinh thành, đó là một miếng trầu têm sẵn và một lon bia. Theo ông Khương, đây là một tập tục rất hay, giúp con cháu nhớ đến ông bà tổ tiên, giữ gìn giềng mối xã hội, nhất là trong thời buổi làm ăn vất vả như hiện nay.

Mâm cỗ cúng tiễn tổ tiên vào ngày mùng 3 được sửa soạn khá thịnh soạn, cũng tựa như mâm cỗ đón tổ tiên về ăn Tết chiều 30 (bữa cơm tất niên). Mâm cỗ thường có bốn chiếc bát, bốn chiếc đĩa cùng 4 đôi đũa. Lễ vật trong lễ cúng tiễn tổ tiên cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh mứt, thức cúng mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, sạch sẽ.

Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến sạch sẽ, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Nếu gia chủ cúng mặn thì con gà trống là vật phẩm không thể thiếu.

Để tiễn ông bà, các gia đình thường sắm đồ mới đồ vàng mã kèm theo ít tiền vàng làm “lộ phí”. Nhiều người tin rằng, sau khi đốt vàng mã, người cõi âm sẽ nhận được. Vì thế, sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau.

Bên cạnh việc cúng ở nhà, nhiều người hay đến chùa vào mùng 1, mùng 3, mùng 8 để thắp hương cho tổ tiên, ông bà. Còn ngày mùng 2 đa số dành cho người thân nên ít đến chùa hơn. Chính vì thế những ngày này các chùa thường rất đông người đến thắp hương và làm lễ.

Vì thế, vào những ngày này, các chùa ở TP HCM rất đông người đến thắp hương, cầu nguyện. Các gian thờ những người đã khuất luôn đông đúc người cúng bái. Đặc biệt các dịch vụ ăn theo như giữ xe, bán chim phóng sinh, nhang đèn cũng vì thế được dịp hét giá cho những người có nhu cầu.

Ở chùa Hoằng Pháp, rất đông người đến viếng chùa, thắp hương cầu khấn. Ở các nơi tại vị của tượng Phật tổ, Phật bà Quang Âm, tượng các vị La Hán,... đều kín người chắp tay thành kính cầu nguyện.

Thờ cúng tổ tiên là 1 tục lệ đẹp trong văn hóa người Việt

Chị Đặng Thị Thu Hồng, ngụ tại Q.Thủ Đức nói: “Do gửi tro cốt của mẹ chị ở chùa Hoằng Pháp, nên mùng 3 Tết mỗi năm, chị và gia đình đều đến chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) để thắp hương cho mẹ chị. Dù con chị còn nhỏ, nhưng chị và chồng quyết định cho cháu đi theo, để cháu thắp hương cho bà ngoại, để cháu sớm biết đến và ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên”.

Tục thờ cúng ông bà tổ tiên từ bao đời nay đã ghi dấu ấn trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam, tục rước, tiễn đưa ông bà làm cho mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình trở nên gần gũi hơn, con cháu hiểu được đạo nghĩa mà ông bà, cha mẹ đã góp công gìn giữ, nhớ ơn các bậc sinh thành. Đây một tục lệ tốt đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt. Tuy nhiên, hiện nay việc đốt vàng mã đã bị lạm dụng, trở nên lãng phí, và gây nguy hiểm trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Thy Nhân

Thy Nhân - VPMN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 29 phút trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Xã hội - 51 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 5/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Thời sự - 1 giờ trước

Nhờ những trận "mưa vàng" liên tiếp xuất hiện, nắng nóng tại TP HCM bắt đầu được đẩy lùi. Lượng mưa và phạm vi mưa tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Thời sự - 1 giờ trước

Một nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng kéo đi trong nhà xưởng, sau đó đè vào kệ hàng dẫn đến tử vong.

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Theo đó, thí sinh sẽ có tổng cộng 9 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, các thí sinh cần phải chú ý những lỗi sai cơ bản để tránh thiệt thòi.

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng phòng hộ, hoa màu, hệ thống ao đầm thủy sản của người dân, tuy nhiên, những năm trở lại đây, bờ kè này liên tục sụt lún, sạt lở, đe dọa đến an toàn đê, tính mạng người dân.

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Thời sự - 2 giờ trước

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower.

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Hàng triệu người Việt cần đáp ứng điều kiện này để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sở hữu nhà ở là giấc mơ của hàng triệu người Việt. Luật Nhà ở 2023 (sắp có hiệu lực) đã mở ra “cơ hội vàng” cho nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

5 khoản tiền mà người lao động sẽ được nhận khi nghỉ việc nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Ngoài các thủ tục để hoàn tất quá trình xin nghỉ việc, người lao động cũng cần phải nắm được 5 khoản tiền sẽ được nhận.

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Vụ đánh con gái ruột 9 tháng tuổi tử vong: Mức hình phạt cao nhất là tử hình

Pháp luật - 3 giờ trước

Với cáo buộc ban đầu của Viện kiểm sát, việc đánh con gái ruột 9 tháng tuổi dẫn đến tử vong, người bố có thể bị xử lý hình sự về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là giết người dưới 16 tuổi. Mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Top