Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Việt thích con 'bám váy' mẹ?

Thứ sáu, 13:32 10/07/2015 | Xã hội

Ở nước ngoài, khi con té, cha mẹ chỉ cách cho con tự đứng lên, nhưng ở ta thường sẽ đỡ cho các bé đứng lên, thành ra thương nhưng mà hại.

Đó là chuyện nhỏ, nhưng nhiều chuyện khác chúng ta không dám cho con cái trải nghiệm cuộc sống bằng cách tự lập, luôn muốn dắt dìu, nâng đỡ, sắp đặt, tạo dựng... nên khiến con cái có tính ỷ lại.

Nhiều bạn bè của tôi ở thành phố tâm sự tớ ước được như cậu, tự lập từ sớm nên cũng “chững chạc” hơn, “trưởng thành” hơn.

17 tuổi: "Trần ai" kiếm 200.000 đồng

Ngày đó tôi 17 tuổi, sau khi học hết lớp 10, tôi tranh thủ thời gian hè ra Đà Nẵng, cùng đi với tôi là bạn chung xóm (quê Quảng Nam). Bạn ấy có chị đi làm ở ngoài đó trước, chúng tôi ra và nhờ chị kiếm việc làm thêm, kiếm thêm tiền để đi học.

Dù tự ăn bằng đũa làm cậu bé Manse lấm bẩn nhưng bố mẹ vẫn để cậu bé tự ăn, thay vì đút.
Dù tự ăn bằng đũa làm cậu bé Manse lấm bẩn nhưng bố mẹ vẫn để cậu bé tự ăn, thay vì đút.

Công việc chúng tôi tìm được lúc đó là phụ bàn ở một nhà hàng cơm gà khá nổi tiếng ở Đà Nẵng. Chúng tôi mừng ơi là mừng vì nghĩ đi liều vậy, hai thằng “đặc câm” (nhỏ con) mà ai thuê, cuối cùng cũng có người chịu cho mình làm.

Chúng tôi làm việc ở đó thật sự rất cực, dậy từ 5h30 sáng làm việc vặt, dọn dẹp, lau chùi, giặt khăn trải bàn, vệ sinh toilet, phụ bếp, làm sạch gà đã được giết mổ trước, lặt rau... tới 9h thì tắm rửa, chuẩn bị đón khách vào ăn đến 14h. Sau đó lại dọn dẹp và từ 16h30 đến 17h phải tiếp tục làm “chạy bàn” tới 21h đến 22h, tùy bữa; rồi từ khi đóng cửa tới 23h phải dọn cho gọn gàng mọi thứ.

Một ngày xoay vần như vậy - đối với tuổi 17 - đang tuổi ăn tuổi lớn quả là thiếu ngủ, lại bị la rầy nhiều do làm chưa giỏi, thời gian mới vô lụp chụp do chúng tôi là con nít ở quê.

Một tháng “trần ai” ấy chúng tôi nhận được 200.000 đồng tiền lương, mừng quá chừng vì đó là tháng - lương - đầu - tiên. Chúng tôi nghỉ làm vì không thể chịu nổi công việc nhìn thì nhẹ nhưng cực nhọc ấy, song cũng đã kịp học được nhiều thứ: Chịu thương, chịu khó, biết kiếm tiền không dễ nên cũng hiểu mình cần tiết kiệm hơn, thấm ba chữ nhà - mình - nghèo, cần phấn đấu để học hành cho tốt, nếu không sẽ phải luẩn quẩn với công việc chân tay, bấp bênh đó thì cuộc sống khó ổn định.

Hè năm lớp 11, tôi cũng đi làm thêm như thế, lần này là công việc... đạp ba gác đi bán mì ăn liền cho một nhãn hiệu mì mới ra có nhà xưởng, trụ sở chính ở Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam) và văn phòng đại diện - bán hàng ở Đà Nẵng.

Hơn hai tháng hè đạp xe bỏ mì, chào hàng sản phẩm mì ăn liền đó tôi cũng học được nhiều thứ: Rành đường Đà Nẵng, dạn dĩ trong giao tiếp, biết chào hàng và tất nhiên cũng hiểu để có được đồng tiền phải có đổ mồ hôi, chịu khó...

Từ đó tôi càng thao thức việc học, cố gắng hết mình chinh phục ước mơ giảng đường, quyết tâm sẽ vừa làm vừa học đến khi nào làm được mới thôi.

Năm lớp 12, chọn thi vào Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, tôi thi tại cụm Quy Nhơn (Bình Định) và cũng tự đi vì gia đình tôi không có người, đặc biệt lo chi phí cho tôi đi thi đã chật vật thì lấy đâu ra tiền để có người đi kèm?

May mắn tôi được một người bà con cùng quê Quảng Nam nhưng định cư tại Quy Nhơn giúp đỡ. Mùa thi ấy tôi tự đi, nhưng được ăn ở miễn phí tại nhà của người ấy với sự hỗ trợ ân cần. Tôi học được bài học sẻ chia, lòng biết ơn dâng tràn đến bây giờ, mỗi khi nghĩ về mùa thi năm nào mình đi thi tại Quy Nhơn.

Đi thi một mình thật ra hơi lo, nhưng không đến nỗi nào, bởi cũng đã đủ lớn để cần trải nghiệm ấy và đó là cơ hội để mình lớn hơn, tự lập hơn, khi vào đời sẽ tự tin và có nhiều vốn liếng hơn, tôi rút ra được điều đó.

Sao cứ đợi tới 18 mới cho trưởng thành?

Như đã nói ở trên, mỗi lứa tuổi đều có tiêu chí trưởng thành riêng. Ở tuổi nhỏ, còn dựa vào gia đình nhưng có thể trưởng thành bằng cách tự tắm rửa, tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, tự học... Lớn tí thì tự lo hoàn thành những công việc, dự định, mục tiêu nhỏ, kế hoạch con... của bản thân thông qua việc tự ý thức, cố gắng, không ngừng học hỏi, tạo các mối quan hệ, tham gia các chương trình mang tính chất cộng đồng, từ thiện, thiện nguyện...

Do đó tôi nghĩ không nên bảo bọc mọi thứ cho con, nhà khá giả vẫn có thể có cơ hội rèn luyện, và rèn luyện không có nghĩa là đợi tới một lứa tuổi nào đó, như cái mốc 18 mà nhiều người đưa ra, cho rằng đó là tuổi trưởng thành. Phải luyện ý thức từ nhỏ, trong mọi lứa tuổi, những gì tự làm được, tự làm cho mình được thì hãy để trẻ làm. Thương con vì thế chính là để cho con học nhiều kỹ năng sống, chứ không phải sống thế con, làm thế cho con hết mọi thứ.

Tới đây, tôi nhớ đến câu chuyện của những tỉ phú nước ngoài với những bản di chúc để lại tài sản cho các tổ chức từ thiện, không để cho con cái, như cái lý của tỉ phú Yu Pang-Lin (người Hong Kong), người đã để lại toàn bộ tài sản (2 tỉ USD) cho hoạt động từ thiện: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”.

Theo Lưu Đình Long/Báo Tuổi trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 1 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 17 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 49 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 51 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top