Nguy cơ bị đột quỵ của phụ nữ cao bất ngờ so với nam giới
Phụ nữ từ 20 đến 39 tuổi có tỷ lệ bị đột quỵ cao gấp đôi so với nam giới và có nguy cơ đột quỵ lần 2 cao.
Khi nghe thấy từ “đột quỵ”, nhiều người có thể lập tức hình dung tới một bệnh nhân nam. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ nữ bị đột quỵ hơn nam giới. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 ở phụ nữ.
Phụ nữ từ 20 đến 39 tuổi bị đột quỵ cao gấp đôi so với nam giới. Phụ nữ cũng có khả năng bị đột quỵ lần thứ 2 trong vòng 5 năm kể từ lần đầu tiên gặp biến chứng.
Theo Providence, nam giới và phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ giống nhau. Tuy nhiên, có một yếu tố xảy ra ở riêng phụ nữ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu hormone là một phần của phương pháp điều trị vô sinh, biện pháp tránh thai có chứa estrogen hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hormone để kiểm soát các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Ảnh minh họa: Focus
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến não bị cản trở hoặc các mạch máu trong não bị vỡ. Nếu không có oxy trong máu, các tế bào não sẽ chết, các chức năng của não bị hỏng.
Khi đó, người bệnh có thể mất khả năng di chuyển, nói, ghi nhớ, suy nghĩ rõ ràng, ăn uống hoặc kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể.
Tại Mỹ, cứ sau 40 giây lại có người bị đột quỵ và cứ sau 3 phút rưỡi lại có người chết vì sự cố này. Khoảng 795.000 người bị đột quỵ hằng năm, trong đó phụ nữ chiếm 60% số ca tử vong.
Hai loại đột quỵ
Thiếu máu cục bộ: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 87% số ca bệnh. Một mạch máu chính trong não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc sự tích tụ của chất béo hoặc cholesterol, còn được gọi là mảng bám.
Xuất huyết: Tình trạng này này xảy ra khi các mạch máu não bị vỡ. Khi máu tiếp tục chảy, áp lực tích tụ lên mô não, dần gây ra nhiều tổn thương hơn.
Các triệu chứng
- Yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân hoặc một bên của cơ thể
- Khó nói và chậm hiểu
- Chóng mặt, gặp các vấn đề về thăng bằng hoặc phối hợp
- Mất hoặc mờ thị lực
- Ngất hoặc co giật.
Phụ nữ có thể gặp thêm các dấu hiệu như:
- Đau đầu không có nguyên nhân
- Sương mù não
- Kiệt sức
- Buồn nôn và ói mửa.
Đối tượng nguy cơ
Nguy cơ đột quỵ có thể tăng cao hơn nếu bạn hút thuốc, huyết áp cao, có tiền sử đột quỵ hoặc cục máu đông, thừa cân, dùng một số loại thuốc (thuốc kháng sinh và điều trị bệnh động kinh, bệnh lao hoặc HIV), đau nửa đầu nghiêm trọng, tiểu đường, bất thường về tim…
Các phương pháp điều trị hormone và liệu pháp thay thế hormone cũng có khả năng dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Những thay đổi về mức độ hormone có thể xảy ra với cả các phương pháp điều trị sinh sản và các liệu pháp để giảm triệu chứng mãn kinh.

Đặc điểm của loại thực phẩm ngăn ngừa đột quỵNhững loại rau quả có màu sắc cầu vồng giúp ổn định huyết áp, mức cholesterol là các yếu tố ảnh hưởng tới đột quỵ.

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.