Nguy cơ đột quỵ khi massage ít người chú ý
GiadinhNet – Mới đây, một phụ nữ 51 tuổi tại Anh đã đột quỵ khi đi massage. Sự việc này không phải hy hữu. Ở nước ta, đã có những tai nạn tương tự do thao tác massage không chuẩn.
Đột quỵ khi đi massage
Theo News Reality, cựu y tá Elizabeth Hughes hiện 56 tuổi. Năm 2010, bà cùng một người bạn đến thư giãn tại một spa. Bà Elizabeth không có vấn đề sức khỏe ngoài hen suyễn nhẹ và thừa cân.
Sau khi được nhân viên bôi thuốc mỡ bắt đầu xoa bóp cổ. Bà cảm thấy đau nhức, phản ánh với nhân viên nhưng được lý giải là bà quá căng thẳng và tiếp tục massage. Sau 45 phút massage, bà Elizabeth vẫn còn đau rất nhiều. Người bạn đi cùng được xoa bóp bởi một nhân viên khác thì không có đau đớn gì. Trở về nhà, bà phải dùng thuốc giảm đau. Những ngày sau đó, cổ của bà đau hơn, xuất hiện nôn ói, bà đi khám.
Kết quả kiểm tra cho thấy động mạch cảnh - động mạch chính chạy dọc hai bên cổ bị tổn thương, xuất hiện cục máu đông và sau đó di chuyển lên não. Bà phải ở lại bệnh viện trong 6 tuần để điều trị và tập vật lý trị liệu. Các chuyên gia y tế xác nhận tình trạng đột quỵ của Elizabeth là do việc massage.
Trước đó đã có nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ, chấn thương vì các trị liệu, xoa bóp. Một người đàn ông người Hungary đang sống tại TP.HCM đã tử vong sau khi đi massage. Theo như lời kể của người nhà nạn nhân, trong quá trình massage kỹ thuật viên đã vặn mạnh vùng cổ. Về nhà ông bị đau vùng cổ, chóng mặt và đột quỵ. Do đưa vào bệnh viện cấp cứu trễ nên ông đã tử vong.
Hay một thanh niên 26 tuổi (ở Sóc Sơn, Hà Nội) bất ngờ rơi vào tình trạng ngừng thở, ngừng tim, hôn mê, liệt tứ chi sau khi đi xoa bóp tại nhà thầy lang để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bà Elizabeth đã bị đột quỵ sau khi đi massage cổ ở một spa
Những ai không nên đi massage?
Lương Y Vũ Quốc Trung - Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, thực chất massage không có gì xấu và nó còn được coi là phương pháp chữa trị không dùng thuốc. Nó tạo cảm giác sảng khoái, giảm stress và hỗ trợ điều trị các bệnh mạch máu, phục hồi gân, cơ, dây chằng sau chấn thương…
Tuy nhiên, người massage phải có trình độ chuyên môn. Cơ sở hoạt động bắt buộc phải có giấy phép hoạt động. Nếu người thực hiện không qua trường lớp bài bản thì rất nguy hiểm cho người được massage. Đột quỵ khi đi massage có thể xảy ra do massage kết hợp với xông hơi không đúng cách hoặc do kỹ thuật viên làm quá mạnh, day vào một số huyệt có tính chất nguy hiểm…
Trường hợp trên, rất có thể trong quá trình thực hiện động tác, kỹ thuật viên đã mạnh tay khiến động mạch cảnh nằm ở vùng cổ - có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não bị tổn thương, xuất huyết tạo thành cục. Cục huyết khối theo máu lên não nên gây đột quỵ. Hơn nữa, người bị bệnh hen không nên làm masaage. Cổ có liên quan đến phế. Xoa bóp, day bấm huyệt ở cổ làm đúng huyệt cấm kỵ có thể gây tai biến, khó thở.
“Người bình thường không nên massage hay xông hơi khi mới vừa ăn no xong vì không có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch. Ngoài ra, người huyết áp cao, bệnh hô hấp, người đang bị sốt cao hay mắc các bệnh ngoài da, vừa uống rượu xong… cũng không nên đi masage” – Lương y Vũ Quốc Trung khuyên.
Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TPHCM, massage là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay là chính, nhằm tác động lên da thịt, gân khớp để phòng và chữa bệnh.
Trước khi thực hiện massage, bước đầu tiên là kiểm tra xem họ có bệnh lý gì hay không rồi mới chỉ định có nên điều trị bằng xoa bóp vì mỗi người có những bệnh lý, tình trạng sức khoẻ và cơ địa khác nhau. Thực tế, không ít người hành nghề massage không quan tâm đến độ tuổi, người bệnh khoẻ hay yếu, có bệnh lý về cột sống, tim mạch, huyết áp hay không mà ai cũng thực hiện như nhau: ấn, day, giẫm lưng, bẻ cổ, kéo tóc… do không có kiến thức chuyên môn, học nghề nhau theo kiểu biết gì chỉ đó. Để đạt được các kỹ thuật xoa bóp một cách nhuần nhuyễn, phải cần nhiều thời gian tập luyện. Trung bình một người học xoa bóp để thành thục phải mất 1 - 2 năm.
Nếu không có kỹ thuật, các động mạnh tay gây tác động mạnh đến động mạch cảnh nằm ở vùng cổ, tác động mạnh vào đốt sống rất nguy hiểm vì đây là nơi tập trung nhiều tuỷ sống. Các động tác như đạp chân lên cột sống, vặn cổ, bẻ cổ, bẻ người, khuỷu tay, cổ chân, đầu gối để tạo tiếng kêu rốp rốp… không đúng cách cũng có thể dẫn đến giãn dây chằng, gây co rút cổ, nặng hơn thì bong gân cột sống, giập tuỷ, thậm chí liệt cột sống, mất mạng.
Phương Thuận/Báo Gia đình & xã hội

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 4 phút trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 2 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 5 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 6 giờ trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 19 giờ trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 21 giờ trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.