Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ thiếu nguồn, cắt điện luân phiên trên toàn miền Bắc

Thứ ba, 13:56 29/06/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

Do số nhà máy điện xây mới rất ít nên dự kiến việc đảm bảo cung cầu điện tại khu vực miền Bắc vẫn rất khó khăn.

Nỗi lo thiếu điện ở miền Bắc

Mới đây, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn về phương án đảm bảo điện cho miền Bắc năm 2022. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh những cảnh báo đầu tiên về thiếu điện ở miền Bắc đã xảy ra trong thực tế.

Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), trong nửa đầu năm 2021, tình hình nắng nóng gay gắt, kéo dài đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ đỉnh (Pmax) của miền Bắc tăng cao đột biến, lên tới xấp xỉ 21.500MW (ngày 2/6/2021).

Trong những ngày nắng nóng cực đoan, dự kiến tiêu thụ điện miền Bắc cao nhất có thể lên đến 22.000MW.

Cũng theo A0, năm 2022, dự kiến hệ thống điện vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải cho cả nước và và khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, hệ thống điện miền Bắc cao điểm mùa hè 2022 sẽ vận hành vô cùng khó khăn.

Nguy cơ thiếu nguồn, cắt điện luân phiên trên toàn miền Bắc - Ảnh 1.

Tiêu thụ điện liên tục lập các kỷ lục mới.

Tại buổi họp, A0 báo cáo ba phương án đảm bảo điện cho miền Bắc trong năm 2022, với phương án cơ sở là tăng trưởng điện 8,7% so với 2021; phương án cao tăng trưởng 15% so với 2021 và trong trường hợp miền Bắc khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế phục hồi, công suất cực đại của hệ thống điện miền Bắc có thể tăng trưởng cao hơn, đạt mức 18%.

Trong khi đó, miền Bắc lại rất thiếu các nhà máy điện mới. Ngoài điện mặt trời, điện gió do các nhà đầu tư tư nhân xây dựng ở miền Trung và miền Nam, trong vài năm qua, EVN không có thêm nhà máy điện mới nào ở miền Bắc và chỉ đang tiến hành mở rộng thủy điện Hòa Bình.

Các dự án khác ngoài EVN cũng không thấy tín hiệu sáng sủa. Đơn cử, dự án nhiệt điện Thái Bình 2, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư, dù đã gần về đích song vướng mắc về cơ chế nên vẫn dang dở, chậm tiến độ sau nhiều năm xây dựng.

Các dự án nhiệt điện Na Dương 2, Cẩm Phả 3, Công Thanh, Nam Định 1, Hải Phòng 3,... đều rất mờ mịt, có dự án địa phương quyết liệt từ chối cho triển khai. Hiện chỉ còn Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 do Liên doanh Marubeni và Kepco làm chủ đầu tư dự kiến sang năm có thể vận hành.

Thực tế, miền Bắc lại tăng trưởng cao liên tục mấy năm gần đây và sẽ tăng cao hậu Covid-19. Miền Nam và miền Trung còn có năng lượng tái tạo hỗ trợ và tăng trưởng không cao như miền Bắc nên đỡ căng thẳng hơn.

Ngoài ra, khả năng truyền tải điện từ miền Trung, miền Nam ra Bắc bị giới hạn do năng lực truyền tải trên giao diện 500kV Bắc - Trung (chỉ có hai mạch đường dây 500kV).

Chính vì thế, thời điểm còn lại của tháng 6 và tháng 7/2021 - là cao điểm nắng nóng, nhu cầu dùng điện cao nhất trong năm nên có thể tiếp tục phải cắt giảm điện trong tình huống cực đoan, khi tiêu thụ điện căng cao đột biến hoặc sự cố không mong muốn ở các nguồn điện.

Cần thêm dự án điện, có thể phát triển điện mặt trời mái nhà

Theo tính toán của Viện Năng lượng, ở miền Bắc, tỷ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%. Như vậy, trong giai đoạn 2023-2025, miền Bắc hầu như không có công suất dự phòng và phải nhận hỗ trợ từ miền Trung trong cao điểm mùa khô hoặc trường hợp sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện.

Nguy cơ thiếu nguồn, cắt điện luân phiên trên toàn miền Bắc - Ảnh 2.

Dự án nhiệt điện Thăng Long do Geleximco đầu tư là dự án hiếm hoi phát điện ở miền Bắc vài năm gần đây. Ảnh: Lương Bằng


Báo cáo Bộ trưởng Công Thương gần đây, EVN cũng lưu ý rằng: Với trường hợp các nguồn điện có thể vào vận hành với tiến độ như dự kiến và kịch bản nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng bình quân 9,1%/năm, hệ thống cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện trong giai đoạn 2022-2025. Tuy nhiên, khó khăn rất lớn là đảm bảo cung cầu tại khu vực miền Bắc do nguồn điện mới dự kiến vào vận hành ở miền Bắc rất ít.

EVN cho biết: Cuối tháng 5 và đầu tháng 6, tình trạng nắng nóng gay gắt, kéo dài tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ khiến nhu cầu tiêu thụ điện “đỉnh” của miền Bắc tăng cao đột biến, lên tới 21.500MW (tăng cao hơn 2.500MW so với nhu cầu phụ tải các ngày làm việc trước đó) tăng trưởng trên 15% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài cao điểm chiều, công suất tiêu thụ điện lớn nhất xảy ra vào thời cao điểm tối (khoảng từ 20h-22h) khi không có sự đóng góp của các nguồn điện mặt trời.

Cơ quan điều độ hệ thống điện quốc gia đã huy động tối đa tất cả nguồn điện trên hệ thống điện miền Bắc và khai thác tối đa khả năng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc. Thế nhưng, vẫn xảy ra tình trạng quá tải cục bộ tại một số khu vực và phải cắt điện trong các ngày 31/5-3/6, trong các giờ cao điểm (từ khoảng 12h30-14h30 và 21h-23h) với công suất cắt giảm khoảng 500-2.000MW.

Điều đó có nghĩa, tại một số khu vực ở miền Bắc đã xảy ra tình trạng bị cắt điện vào những cao điểm nắng nóng - điều không ai muốn xảy ra. Việc cắt giảm này được EVN nhấn mạnh là “tình huống khẩn cấp để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống”.

Vì thế, tới đây, việc thúc đẩy đầu tư các dự án điện ở miền Bắc là điều cơ quan quản lý quan tâm. Trước mắt, những dự án như nhiệt điện Thái Bình 2 của PVN, nếu được tháo gỡ khó khăn, đi vào vận hành sẽ cung cấp được lượng điện đáng kể cho miền Bắc. EVN cũng đã tính toán phương án mở rộng các dự án thủy điện hiện hữu để có thêm điện.

Ngoài ra, một giải pháp đáng chú ý khác là đẩy mạnh phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực phía Bắc. Tại cuộc họp ngày 21/6, lãnh đạo EVN cũng đề nghị như vậy.

Tuy nhiên, so với miền Trung và miền Nam, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở phía Bắc sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không có mức giá ưu đãi. Lý do là số giờ nắng ở miền Bắc thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu cơ quan quản lý như Bộ Công Thương muốn “giảm nhiệt” việc thiếu điện trong tương lai thì cần bắt tay nghiên cứu chính sách giá điện mặt trời mái nhà cho miền Bắc.

Theo Lương Bằng

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

Giá căn hộ chung cư cũ Hà Nội liên tục tăng từ đầu năm nay, lượng quan tâm đạt đỉnh vào tháng 3.

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

Trưa hè nắng như đổ lửa, những người phụ nữ miền biển ở Hà Tĩnh vẫn cặm cụi gõ “cóc cóc cóc” vào bãi đá, miệt mài mưu sinh với nghề đục hàu.

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trước

GĐXH - Đầu năm 2024, thị trường bất động sản sôi động trở lại. Khác với phân khúc chung cư tăng nhanh giảm nhanh, phân khúc biệt thự, liền kề có sức mua ổn định.

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 18/5/2024 trên thị trường thế giới tăng vượt mốc 2.414 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng mỗi lượng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thu nhập 40 triệu/ tháng, trả góp mua nhà tới 20 triệu nhưng vẫn còn tiền dư - Tiêu sao hay vậy?

Thu nhập 40 triệu/ tháng, trả góp mua nhà tới 20 triệu nhưng vẫn còn tiền dư - Tiêu sao hay vậy?

Xu hướng - 20 giờ trước

Nhờ biết hạ mức sống phù hợp với thu nhập, cặp đôi này vẫn còn dư tiền tiết kiệm hàng tháng dù đang phải trả góp mua nhà.

Giá xe Vision mới nhất tháng 5 giảm kỷ lục, rẻ hơn cả Future, khách ùn ùn chốt đơn

Giá xe Vision mới nhất tháng 5 giảm kỷ lục, rẻ hơn cả Future, khách ùn ùn chốt đơn

Giá cả thị trường - 20 giờ trước

GĐXH - Giá xe Vision tại đại lý đang ở mức thấp chưa từng có khiến người mua xôn xao, tình trạng đội giá cao gần như đã không còn.

Giao dịch nhà trong ngõ nóng sốt trở lại: Đúng khẩu vị của khách hàng muốn 'ăn chắc mặc bền', thích ở 'nhà mặt đất'

Giao dịch nhà trong ngõ nóng sốt trở lại: Đúng khẩu vị của khách hàng muốn 'ăn chắc mặc bền', thích ở 'nhà mặt đất'

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Theo báo cáo thị trường thổ cư Hà Nội Quý I/2024 từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing, xu hướng quan tâm tới bất động sản trong ngõ tăng đột biến, đặc biệt ở các khu vực quận ngoài trung tâm Hà Nội như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên,...

Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Hà Nội công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội và các Sở ban ngành đã phê duyệt quy hoạch 3 phân khu đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 ha.

Từ ngày 20/5, hoạt động kinh doanh vàng, tiền tệ qua biên giới sẽ kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

Từ ngày 20/5, hoạt động kinh doanh vàng, tiền tệ qua biên giới sẽ kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 17/5, Tổng cục Hải quan có văn bản gửi các đơn vị về kế hoạch kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới từ ngày 20/5/2024 đến 20/5/2026.

Top