Nguy cơ tử vong cao khi sản phụ “tự vượt cạn” tại nhà
GiadinhNet - Vừa qua, Bệnh viện Nhi Quảng Nam tiếp nhận hai trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Rất may, các em bé này đã được đội ngũ y, bác sỹ tận tình cứu chữa thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Nguyên nhân ban đầu được xác nhận là những sản phụ đã tự "vượt cạn" ở nhà mà không có sự can thiệp của cán bộ y tế.

Cán bộ dân số cơ sở truyền thông kiến thức làm mẹ an toàn, không sinh đẻ tại nhà cho người dân vùng sâu, vùng xa. Ảnh: V. Quý
Cắt rốn bằng cây lồ ô, dùng dây rừng để buộc rốn trẻ
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Thoại, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Quảng Nam, vào giữa tháng 9 Bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi sơ sinh trong tình trạng ngưng thở, tím đen toàn thân và rốn bị hoại tử. Các bác sĩ tích cực hồi sức, cấp cứu để cứu được cháu bé. Hiện nay, bệnh nhi đã ổn định tim mạch nhưng vẫn còn phải thở máy, vùng rốn vẫn còn tấy đỏ.
Theo lời kể của sản phụ Hồ Thị Xiêng (SN 1990, trú tại thôn 1, xã Phước Gia, Hiệp Đức) là mẹ của bệnh nhi, vào khoảng 23h ngày 12/9 chị sinh con thứ hai tại nhà. Cháu bé được nhà người cắt rốn bằng cây lồ ô và dùng dây rừng để buộc rốn. Chỉ sau 3 ngày, cháu bé bắt đầu bỏ bú, lên cơn co giật và ngưng thở. Gia đình chị Xiêng đã chuyển cháu đến Trung tâm Y tế huyện Hiệp Đức và sau đó được chuyển thẳng đến Bệnh viện Nhi Quảng Nam để cấp cứu.
“Sinh đứa trước cũng vậy thôi. Người làng mình cũng thường làm vậy mà có bị gì đâu. Giờ nghe các bác sĩ nói mới biết sinh tại nhà, không có thầy thuốc rất nguy hiểm cho cả mẹ và con”, chị Xiêng bộc bạch.
“Đây là ca cấp cứu khá nặng vì bệnh nhi đã bị nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên sau nhiều giờ hồi sức tích cực, bước đầu bệnh viện đã cấp cứu thành công cho bệnh nhi ổn định tim mạch. Bệnh viện đang tiếp tục theo dõi và điều trị”, bác sĩ Nguyễn Đình Thoại thông tin thêm.
Trước đó không lâu, bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thúy, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Quảng Nam cho biết, Bệnh viện cũng tiếp nhận một trường hợp tương tự khi người mẹ sinh con ở nhà. Bệnh nhi N.H.A.T (ở thôn 5, xã Trà Giác, Bắc Trà My) cũng được sinh tại nhà, vào viện cấp cứu khi thân nhiệt đã hạ thấp, suy hô hấp do bị tật hầu họng. Sau gần 2 ngày được hồi sức, bệnh nhi đã tỉnh táo, ăn sữa qua đường thông dạ dày và lên được 250g. “Dù hiện giờ tình trạng của các bé đã dần ổn định, nhưng về sau chắc chắn phải gánh nhiều di chứng về não cũng như thể trạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt”, bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thúy nói.
Nỗ lực truyền thông xóa bỏ tập tục sinh con tại nhà
Mặc dù đã được tuyên truyền, vận động từ đội ngũ cán bộ dân số và y tế thôn bản về việc khám thai định kỳ, chăm sóc sức khỏe sinh sản; Đặc biệt là sinh con tại cơ sở y tế nhưng đến nay một bộ phận người dân ở các địa phương vùng sâu, vùng xa vẫn còn giữ tập tục vượt cạn tại nhà. Phần lớn họ không lường trước được mọi nguy hiểm tiềm ẩn có thể cướp đi tính mạng của cả mẹ và con bất cứ lúc nào.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Long, phụ trách Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, Quảng Nam chia sẻ: Hiện nay dù đã có giảm hơn trước nhờ sự tuyên truyền vận động tích cực của các cán bộ dân số, cán bộ y tế cơ sở, tuy nhiên tình trạng các bà bầu tự mình vượt cạn vẫn còn xảy ra tại các vùng núi xa.
“Sinh nở không có sự can thiệp của cán bộ y tế rất nguy hiểm, bởi người dân không có kiến thức về y tế, dễ làm cho bé bị nhiễm trùng, cảm lạnh hay những bệnh dễ mắc khác. Hơn nữa, người dân họ không chú trọng chăm sóc cho trẻ, chỉ khi bệnh nặng mới tìm đến sự can thiệp của y tế thì muộn mất rồi”, bác sĩ Nguyễn Hữu Long nói.
Từ hai trường hợp trẻ sơ sinh bị đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng vì sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh sản của người dân vùng cao đã cho thấy rằng việc sinh con tại nhà ở các huyện miền núi cần phải được xóa bỏ triệt để. Có như vậy mới phòng tránh được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.
Chị Vũ Thị Nhâm, y sĩ Trạm Y tế xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn chia sẻ: "Với lý do đường đi khó khăn, xa trạm y tế nên phần lớn các phụ nữ mang thai ở các huyện vùng sâu, vùng xa ngại đi khám thai và đến sinh con tại bệnh viện. Đã có lần chúng tôi chứng kiến cảnh người phụ nữ phải ra bìa rừng sinh con vì những luật tục nặng nề, bất chấp hiểm nguy rình rập. Tập tục của làng không ai dám làm trái. Họ chỉ biết trông chờ vào kinh nghiệm của những người già trong làng. Nếu ra trạm y tế xã sinh, sau này lỡ có chuyện gì thì tội lỗi đều đổ lên đầu họ”.
Nỗi ám ảnh bà bầu khi sinh nở
Tiền sản giật là nguyên nhân của nhiều tai biến sản khoa như đẻ non, thai chết lưu, nhau bong non… có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ giải thích tiền sản giật là một chứng bệnh nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén, thường gặp nhất ở ba tháng cuối thai kỳ. Đây là nguyên nhân của nhiều tai biến sản khoa nguy hiểm như đẻ non, thai chết lưu, nhau bong non, HELLP (hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu) đe dọa tính mạng cả thai phụ và thai nhi.
Theo bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Dự, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ: Đề phòng những tai biến nguy hiểm như trên, tất cả thai phụ đến khám tại Bệnh viện đều được các bác sĩ theo dõi tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm protein trong nước tiểu. Đặc biệt, các xét nghiệm máu hiện đại cho phép phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật ở 20 tuần tuổi thai. Kết quả các chỉ số này sẽ giúp dự đoán nguy cơ gây tiền sản giật, từ đó các bác sĩ kịp thời đưa ra các phương hướng theo dõi và điều trị thích hợp trong thai kỳ nhằm làm giảm gánh nặng cho người bệnh.
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã tiếp nhận, phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời nhiều ca tiền sản giật nặng.
Qua các trường hợp này, bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên cẩn trọng đề phòng tiền sản giật, đặc biệt là bà bầu có tiền sử bị cao huyết áp, chỉ số BMI cao, mang thai lần đầu, mang thai khi đã lớn tuổi. Tốt nhất nên thăm khám thai hợp lý suốt thai kỳ, trong đó đo huyết áp là bước cơ bản và bắt buộc trong quá trình khám thai. Khi sinh, chị em nên đến các cơ sở y tế để có sự chăm sóc kịp thời của thầy thuốc, như thế mới có thể phát hiện sớm bệnh lý về huyết áp và đề phòng các tai biến sản khoa.
Trần Ngoan
Quỳnh Tân - Tuệ Lâm

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.