Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ yếu thận vì dùng loại thuốc này vô tội vạ

Thứ ba, 09:05 30/10/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - 9h sáng ngày gần cuối tuần, 8 dãy ghế chờ tại Phòng khám chuyên đề về vảy nến và tự miễn (Bệnh viện Da liễu Trung ương) đã kín người ngồi. Hầu hết, họ là bệnh nhân đã được sàng lọc, nghi ngờ mắc bệnh vảy nến nên được chuyển lên tầng 6. Cũng có những người là “người quen lâu năm” của các bác sĩ tại đây.


BS Huyền Trang khám cho bệnh nhân N.T.T mắc bệnh vảy nến. Ảnh: V.Thu

BS Huyền Trang khám cho bệnh nhân N.T.T mắc bệnh vảy nến. Ảnh: V.Thu

Bệnh nặng hơn vì bôi, tiêm Corticoid triền miên

Bà Hoàng Thị Hồi (SN 1961, ở TP Bắc Giang) là bệnh nhân thứ 10 trong buổi sáng. Bà kể, từ năm hơn 15 tuổi, bà phát hiện trên lưng nổi các mảng da bị đỏ, sần sùi, rồi dần dần có các vảy màu trắng bạc… Từ đó mỗi năm, các mảng đỏ cứ lan dần ra lưng, chân, da đầu. Đặc biệt, mấy năm nay bà bị cao huyết áp, phải uống thuốc hạ huyết áp mỗi ngày, những đợt căng thẳng, bệnh càng nặng hơn. “Tôi tiêm Vitamin B12, rồi bôi các loại thuốc được mách, đỡ được thời gian xong đâu lại vào đấy. May mắn, các con không ai bị di truyền bệnh này”, bà Hồi nói.

Không bị quá nặng như nhiều bệnh nhân khác, ông Đỗ Phúc Lai (SN 1935, ở Ân Thi, Hưng Yên) kể, ông bị vảy nến từ 10 năm nay. Ban đầu, các mảng đỏ xuất hiện trên da đầu, hình thành vảy cá trắng đục lan dần xuống mang tai. “Tôi đến là khổ sở vì ngứa ngáy, lắm khi cảm thấy rát, móng tay cũng dày lên, da khô, dễ nứt nẻ lắm, giấc ngủ thất thường”, ông Lai chia sẻ.

Kiểm tra vùng da ngực, bác sĩ phát hiện ông bị teo nhúm da, tổn thương giãn mạch hình sao - một biểu hiện điển hình của bệnh gan. Bệnh mãn tính này sẽ làm tăng cấp độ của vảy nến. Bác sĩ cho hay, nguyên nhân phần lớn là do thuốc bôi bệnh vảy nến chứa Corticoid chỉ bôi từ 7-10 ngày nhưng bệnh nhân lại bôi rất nhiều, ngày qua ngày nên da bị teo, tổn thương rất nhiều.

Tình trạng bôi thuốc vô tội vạ không theo hướng dẫn khiến bệnh nhân mắc vảy nến lãnh nhiều biến chứng không hiếm. Cũng trong buổi sáng, nhiều bệnh nhân vảy nến tới khám lần đầu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương đã trong tình trạng rất nặng.

Bệnh nhân N.T.T (SN 1993, ở Thái Nguyên) phát hiện vảy nến ở nách từ năm lên 10 tuổi. 15 năm mắc bệnh, từ chứng vảy nến thể bình thường, đến nay, tình trạng bệnh của anh đã chuyển sang dạng mủ, biến chứng gây đỏ da toàn thân - rất nặng. 25 tuổi, bệnh nhân T có vẻ ngoài già dặn hơn số tuổi mình có. Râu rậm, mắt lồi, mặt có biểu hiện phù - gương mặt điển hình của việc dùng quá nhiều Corticoid, toàn thân da dẻ ửng đỏ, teo da, giãn mạch nhiều vị trí nên anh T luôn luôn phải mặc áo dài tay, che đi những vùng cơ thể “khác người”. Móng tay của bệnh nhân cũng xơ cứng, dày lên không bình thường. Không những thế, dù còn trẻ tuổi nhưng T đã bị đau lưng từ nhiều năm nay, nhất là những lúc trời trở gió.

“Trong nhà có 3 chị em, nhưng chỉ mình tôi mắc bệnh. Từ khi phát hiện bệnh, gia đình tự bôi thuốc và tiêm ở ngoài nhiều lần bằng loại thuốc trắng đục”, bệnh nhân T nói.

BS Trương Thị Huyền Trang, người trực tiếp thăm khám cho các bệnh nhân trên cho biết, với bệnh nhân T, cần phải đi làm xét nghiệm sàng lọc để xác định có suy tuyến thượng thận hay không (được làm vào lúc 8h sáng), bởi bệnh nhân tiêm quá nhiều Corticoid không đúng liều, chỉ định. Hoặc bệnh nhân phải nằm viện nội trú một thời gian để sàng lọc tổng thể. BS Huyền Trang cho biết: “Nếu bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận sẽ ảnh hưởng toàn bộ hệ thống, trong đó, có ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Tiêm quá nhiều Corticoid đồng thời làm biến đổi vảy nến từ dạng này sang dạng khác, nặng hơn. Khi chuyển sang thể đỏ, mủ, việc điều trị khó khăn hơn nhiều”.

Không chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt

PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, vảy nến là bệnh về da mạn tính. Bệnh vảy nến không gây chết người nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng bệnh vảy nến có tỷ lệ 2-3% dân số. “Bình thường, một ngày khám vảy nến (thứ Hai, thứ Tư hàng tuần), chúng tôi tiếp nhận khoảng 70 bệnh nhân khám. Trong 10 ngày khám hưởng ứng ngày Vảy nến thế giới (từ 22-31/10), con số này tăng nhiều lần”, BS Huyền Trang cho hay.

Biểu hiện thường gặp nhất là vảy nến thể thông thường là bệnh mạn tính, tái phát, có mảng và sẩn màu đỏ có vẩy trắng bạc. Các thương tổn da có thể rải rác vài tổn thương cho đến lan toả toàn thân. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi ngoài 20-30 tuổi (khoảng 30%), có thể gặp ở người lớn tuổi ngoài 50 (chiếm đa số). Đôi khi bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi (khoảng 10%) và nếu ở tuổi này thì thường có yếu tố gia đình với biểu hiện bệnh nặng hơn, kéo dài hơn.

Nhiều người có thể mắc vảy nến sớm, từ thời thanh niên nhưng không phát hiện ra, vẫn cho rằng bản thân bị viêm da cơ địa hay các bệnh da liễu khác. Đến lúc lớn tuổi, mắc hoặc phát hiện các bệnh lý mãn tính không lây nhiễm (như gan, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch…) những bệnh này có tác động hai chiều tới bệnh vảy nến, khiến bệnh vảy nến nặng hơn, hoặc dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh vảy nến có tỷ lệ di truyền khá thấp, chỉ 4-5%. Các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn là các sang chấn như gãi, chà xát mạnh, nhiễm trùng, nhiễm liên cầu. Các stress tâm lý, sử dụng thuốc Corticoid Lithium, các thuốc chống sốt rét, Tnterferon... có thể làm nặng bệnh.

BS Huyền Trang khẳng định, vảy nến có thể kiểm soát nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn, có thể tái phát nhiều đợt. Do đó, những bài thuốc trên mạng “khăng khăng cam kết” chữa khỏi bệnh vảy nến 100% là không đúng. Bệnh nhân cần chú ý không tự điều trị nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cần được khám và theo dõi định kỳ theo hẹn của bác sỹ.

Một tình trạng rất hay gặp ở bệnh nhân vảy nến nói riêng và nhiều bệnh lý khác là dùng Corticoid dạng bôi, tiêm vô tội vạ. Thậm chí nhiều người cho rằng, tắm, uống các loại thuốc Nam, thuốc lá thì lành, nhưng thực tế những loại thuốc này thường có trộn thành phần chứa Corticoid, làm giảm phản ứng viêm nhanh hơn. Bệnh nhân ban đầu rất thích vì “hiệu quả tốt”, nhưng sau đó sẽ khiến bệnh nặng và điều trị khó khăn, chưa kể các biến chứng toàn thân như bệnh nhân T trên đây.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 2 giờ trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 2 giờ trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 4 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 17 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Top