Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy hiểm từ việc sinh đẻ tại nhà: Bác sĩ suýt mất mạng khi đi “cắm bản”

Thứ năm, 08:00 26/05/2016 | Y tế

GiadinhNet - Để nâng cao nhận thức người dân, hạn chế việc sinh con tại nhà, góp phần giảm thiểu các tai biến sản khoa, thời gian vừa qua, ngành Y tế tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân; đồng thời luôn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Tuy nhiên, công việc này còn gặp không ít gian nan, thách thức.

BS Lô Văn Tùng đang tuyên truyền về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản an toàn cho người dân tại bản Canh. Ảnh: N.Mai
BS Lô Văn Tùng đang tuyên truyền về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản an toàn cho người dân tại bản Canh. Ảnh: N.Mai

Không cẩn thận là rơi xuống vực

Giao thông cách trở, kinh tế khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn nhiều hạn chế là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến huyện Tương Dương - huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An. Đây là một trong 63 huyện nghèo nhất cả nước với 17 xã thuộc diện vùng đặc biệt khó khăn. Vượt quãng đường gần 70km từ thị trấn Hòa Bình, chúng tôi có mặt tại Trạm Y tế xã Nga My. Tiếp chúng tôi tại phòng làm việc đơn sơ, Trạm trưởng Lô Văn Toàn cho biết, Nga My là xã còn nhiều thiếu thốn cả về nhân lực và vật lực. Cả xã có 9 bản, trong đó có 4 bản giao thông đi lại rất khó khăn, hay xảy ra sạt lở đất và nhiều lần bị “cô lập” với bên ngoài. Do vậy, các cán bộ, nhân viên y tế tại đây luôn phải căng mình trong công tác “cắm bản” chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Là người có hơn 10 năm gắn bó với Trạm Y tế xã Nga My và đã từng rơi xuống vực, suýt mất mạng khi đi “cắm bản” để khám, chữa bệnh cho người dân, BS Lô Văn Tùng dẫn chúng tôi “mục sở thị” những khó khăn mà bà con dân tộc tại địa phương đang phải đối mặt. Con đường gồ ghề, lên dốc, xuống đèo dẫn vào bản Canh (cách trạm y tế xã hơn 2km) khiến không ít lần chúng tôi thót tim. Thế nhưng, theo đánh giá của BS Lô Văn Tùng và các nhân viên y tế thôn bản thì đây vẫn là con đường thuộc diện “bằng phẳng và dễ đi”. Bởi lẽ, bản xa nhất cách trạm y tế gần 20km và nếu trời mưa nhiều thì không cách nào có thể đi qua được.

Dọc quãng đường đi, chốc chốc BS Lô Văn Tùng lại dặn chúng tôi phải bám chắc để tránh bị “rơi” vì chính anh đã từng nhiều lần gặp nạn trên đường đi các bản tuyên truyền, cũng như khám bệnh cho bà con. Anh kể, nhẹ thì ngã xe, xây xước chân tay, nặng thì đường trơn, bị rơi xuống vực sâu 20m. Lần đó, anh suýt mất mạng nếu không được người dân kéo lên kịp thời.

Đường xa, đi lại vất vả không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp cận người dân của các cán bộ y tế cơ sở. Ông Lương Văn Cân – Trưởng bản Canh tâm sự: “Được các cán bộ tuyên truyền về việc khám thai và sinh đẻ an toàn, nhận thức của bà con cũng đã tiến bộ lên nhiều. Tuy nhiên, đường xá xa xôi khiến việc đi lại của người dân cực lắm! Nhiều phụ nữ vẫn sinh con tại nhà nhưng đã có sự giúp đỡ của y tế thôn bản. Do đó, đã hạn chế được rất nhiều tình trạng tai biến sau sinh của sản phụ”.

Thay “mụ vườn” bằng cô đỡ thôn bản

Cán bộ y tế cơ sở đang truyền thông kiến thức làm mẹ an toàn cho phụ nữ dân tộc. Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ y tế cơ sở đang truyền thông kiến thức làm mẹ an toàn cho phụ nữ dân tộc. Ảnh: Dương Ngọc

Chia sẻ về những nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng, ông Phạm Quốc Dương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tương Dương cho biết: Hiện, 15/18 trạm y tế tại huyện Tương Dương đã có bác sĩ. 153/154 bản có y tế thôn bản làm công tác vận động, tuyên truyền người dân sinh đẻ có kế hoạch, cũng như khám thai và đẻ tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, ông Dương cũng thừa nhận, địa bàn rộng, bị chia cắt và hay xảy ra thiên tai cùng với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế cũng là những “rào cản” khiến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà con chưa đạt kết quả như mong muốn.

Ông Nguyễn Bá Tân, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Nghệ An chia sẻ: Tại một số địa phương, một bộ phận người dân vẫn sinh đẻ tại nhà nhưng đã có sự hỗ trợ của các mụ vườn. Tuy nhiên, mụ vườn là những người không được đào tạo bài bản mà hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Vì vậy, vẫn tiềm ẩn nguy cơ xấu với các ca sinh khó hoặc khi có tai biến. Trong khi đó, mô hình Cô đỡ thôn bản được ví như những “cánh tay vươn dài” của y tế địa phương, hỗ trợ đắc lực trong việc tuyên truyền vận động bà con ở những vùng đặc biệt khó khăn đến khám thai và sinh đẻ tại các cơ sở y tế chưa được nhân rộng. Toàn tỉnh Nghệ An hiện mới đào tạo được 12 cô đỡ. Đây là con số quá ít so với đặc thù dân cư nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như tỉnh Nghệ An. Chính nguồn nhân lực còn thiếu và chưa được đào tạo đồng bộ cũng là một trong những khó khăn mà tỉnh Nghệ An đang phải đối mặt. Do vậy, theo ông Tân, nâng cao chất lượng dân cư, đẩy lùi tư tưởng, quan điểm lạc hậu của người dân nhằm giảm thiểu các nguy cơ tai biến sản khoa không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần sự chung tay, vào cuộc không chỉ của ngành y tế mà còn của cả cộng đồng, xã hội.

Nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở

Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân, nhất là bà con tại những địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhiều nơi vẫn còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu như sinh đẻ tại nhà, thậm chí sinh trên nương, trên rẫy. Đường xá xa xôi, phương tiện đi lại hạn chế cũng khiến người dân “ngại” đến các cơ sở y tế. Điều này đặt ra thách thức lớn cho đội ngũ y tế cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia sinh đẻ an toàn, giảm thiểu các tai biến sản khoa cũng như việc quản lý thai nghén và hỗ trợ sinh sản của ngành Y tế mỗi địa phương.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 14 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 19 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top