Nguy kịch sau cơn đau ngực đột ngột
Cơn nhồi máu cơ tim cấp kèm theo ngưng tim ngoại viện có tỷ lệ tử vong trên 90%. Trường hợp người bệnh được nhập viện và điều trị kịp thời, tỷ lệ này giảm còn 6-10%.
Đau ngực và ngưng tim đột ngột
Mới đây, ông N.D.T (74 tuổi, tỉnh Bình Dương) may mắn được các bác sĩ cứu sống khi bất ngờ ngưng tim ngưng thở ngay trong khuôn viên Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM).
Theo đó, trong lúc ngồi chờ khám bệnh, ông T. bất ngờ ôm ngực và gục ngã trên ghế. Người dân phát hiện đã tri hô. Nhân viên y tế tại hiện trường xác định ông T. ngưng tim ngưng thở, lập tức tiến hành cấp cứu tại chỗ, xoa bóp tim và chuyển đến Khoa Cấp cứu trong vài phút.
Tại Khoa Cấp cứu, người bệnh được sốc điện phá rung tim 3 lần và hồi sức tim phổi. Kết quả đo điện tâm đồ xác định nguyên nhân ngưng tim là do nhồi máu cơ tim cấp độ 4.

Lên cơn ngưng tim ngay tại bệnh viện, ông N.D.T được cấp cứu kịp thời. Ảnh: GL.
Đây không phải trường hợp hiếm gặp. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cũng từng tiếp nhận các bệnh nhân đột ngột ngưng tim khi đang làm việc, sinh hoạt.
Theo đó, khi đang làm việc ở công trường xây dựng, anh T.H.T (44 tuổi) bỗng nhiên tím tái, khó thở và ngất đi. Đồng nghiệp đưa anh đến bệnh viện gần nhất trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, mạch và huyết áp không đo được.
Bệnh nhân được hồi sức tim phổi nâng cao, đặt nội khí quản, sốc điện 3 lần. Đo lại điện tim xác định đây là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp. Sau hồi sức khoảng 15 phút, tim bệnh nhân đập lại, các bác sĩ quyết định chuyển anh T. sang Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Bệnh nhân được chỉ định phải tái thông mạch vành cấp cứu.
Một trường hợp khác là ông N.N.Đ (58 tuổi) bị đau ngực, khó thở khi đang bơi. Khoảng 30 phút sau, người dân phát hiện ông tím tái nên gọi cấp cứu. Thời điểm này, ông Đ. đã mê, ngưng tim ngưng thở, mạch và huyết áp không đo được.
Ê-kíp cấp cứu ngoại viện đã tiến hành hồi sức tim phổi nâng cao, đặt nội khí quản ngay trên xe cứu thương, xử lý sốc điện 5 lần (có biểu hiện rung thất). Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bác sĩ nhận định đây là ca nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng ngưng tim ngoại viện.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy người bệnh bị tắc nhánh động mạch lớn nhất nuôi tim. Ê-kíp can thiệp đã xử lý tái thông, đặt 1 giá đỡ trong lòng động mạch vành. Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân gặp biến chứng suy đa tạng, phải điều trị kéo dài.
Nguy cơ tử vong 90% nếu kèm theo ngưng tim ngoại viện
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh nhân dễ tử vong ở những giờ đầu tiên trước khi vào viện vì các biến chứng liên quan đến rối loạn nhịp.
Nếu xuất hiện ngưng tim ngoài bệnh viện, tỷ lệ tử vong tăng lên đến trên 90%. Nếu được nhập viện và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong giảm xuống còn 6 - 10%. Tuy nhiên, khi cơ tim bị hoại tử do thiếu máu cục bộ, người bệnh có thể gặp biến chứng như phù phổi cấp, sốc tim, rối loạn nhịp, suy thận, thiếu máu não…

Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Ảnh minh hoạ: GL.
Bác sĩ Lê Duy Lạc, Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện TP Thủ Đức cho hay có nhiều phương pháp khôi phục dòng chảy động mạch vành như truyền thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch vành đặt stent (PCI) và mổ bắc cầu động mạch vành (CABG). Hiệu quả của mỗi biện pháp phụ thuộc rất nhiều vào thời gian điều trị từ lúc khởi phát triệu chứng.
Trong đó, can thiệp động mạch vành đặt stent có lợi rõ rệt khi được tiến hành sớm, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu kể từ lúc khởi phát.
Các chuyên gia cũng lưu ý, hơn 50% bệnh nhân có một yếu tố khởi phát xảy ra trước khi nhồi máu cơ tim như: vận động gắng sức, stress tâm lý, phẫu thuật, có bệnh lý nội khoa nặng.
Người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim bao gồm: từng được chẩn đoán bệnh mạch vành, có yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như trên 45 tuổi với nam và trên 55 tuổi với nữ; thừa cân, béo phì; ít vận động thể lực; hút thuốc lá; tăng huyết áp; đái tháo đường; rối loạn lipid máu; stress về thể chất và tinh thần.

Phòng khám Y học Sài Gòn ‘vẽ bệnh, moi tiền’ và giữ bệnh nhân trái quy định
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Đến khám phụ khoa tại Phòng khám Y học Sài Gòn (ở quận 5, TP HCM), một người phụ nữ bị đơn vị “vẽ bệnh, moi tiền". Thậm chí người bệnh này chuyển khoản không đủ chi phí phẫu thuật còn bị giữ lại tại phòng khám và bắt phải trả đủ tiền.

Chủ tiệm bánh mì Phượng gửi thư xin lỗi, thừa nhận đây là 'sơ sót của quán'
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Sự cố ngộ độc thực phẩm liên quan đến tiệm bánh mì Phượng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và sinh hoạt cuộc sống của khách hàng.

Câu hỏi đầu tiên của người phụ nữ nhảy từ tầng 9 chung cư mini sau khi tỉnh lại
Y tế - 1 ngày trướcSau cú nhảy "đặt cược tính mạng" từ tầng 9 chung cư mini Khương Hạ, Hà Nội, hai mẹ con chị T. may mắn thoát chết nhưng bị thương rất nặng. Khi tỉnh lại, câu hỏi đầu tiên của chị với người thân là về con trai.

Bệnh nhi mắc Whitmore tử vong sau 2 tuần điều trị
Y tế - 1 ngày trướcNgày 19/9, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin nữ bệnh nhi 15 tuổi, trú tại huyện Quảng Xương, mắc bệnh Whitmore đã tử vong sau hơn 2 tuần điều trị.

Vụ ngộ độc bánh mỳ Phượng: Còn 27 người vẫn đang nằm viện
Y tế - 1 ngày trướcTrong số 144 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng thì hiện vẫn còn 27 người vẫn đang nằm viện theo dõi, điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn.

Bệnh nhân trẻ nguy kịch, men gan tăng đến 400 lần do sốt xuất huyết
Y tế - 1 ngày trướcPhát hiện mắc sốt xuất huyết, người phụ nữ 32 tuổi đã truyền dịch tại nhà. Bốn ngày sau bệnh chuyển nặng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Vụ cháy chung cư mini: Đánh giá nguy cơ di chứng thần kinh của nam bệnh nhân thở máy, điều trị tâm lý các trường hợp khác
Y tế - 2 ngày trướcĐến chiều nay 18/9, sức khoẻ của các bệnh nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ đã có nhiều tiến triển. Riêng nam bệnh nhân nặng nhất tại Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục thở máy, đánh giá nguy cơ di chứng thần kinh; các trường hợp khác được điều trị liệu pháp tâm lý...

Thay van động mạch phổi nhân tạo qua da cho bệnh nhân 14 tuổi
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ Khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa triển khai thành công kỹ thuật thay van động mạch phổi nhân tạo qua da, không cần mổ mở, cho một bệnh nhân nhi (14 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp tứ chứng fallot.

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng sốc, nhiều ca nặng nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcTheo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần vừa qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng mạnh, với hơn 2.000 ca/tuần, gấp đôi so với tuần cuối tháng 8.

Đi cấp cứu sau 10 phút uống thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Y tế - 4 ngày trướcĐau bụng, cô gái 23 tuổi ra quầy thuốc gần nhà, được chẩn đoán viêm đường tiết niệu, kê 3 loại thuốc. Sau 10 phút uống thuốc, chị xuất hiện mẩn ngứa toàn thân, khó thở, phải đi cấp cứu.

Lưu ngay những kỹ năng tránh ngạt khí trong đám cháy để cứu mạng bạn khi hỏa hoạn xảy ra
Y tếGĐXH - Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong khi có hỏa hoạn xảy ra đó là ngạt khí, ngộ độc khí. Có rất nhiều khí độc được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ...