Nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương kể chuyện những ngày đầu chữa bệnh của bé Bôm
Tình trạng của Bôm bắt buộc phải phẫu thuật can thiệp nới hộp sọ, trong khi đó bác sĩ Việt Nam không thể thực hiện được, bác sĩ trên thế giới cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Từ khi sinh ra, bé Bôm - con trai diễn viên Quốc Tuấn đã mắc phải chứng bệnh lạ và phải sống trong bệnh viện. Đến năm Bôm được 3 tuổi rưỡi, xương hộp sọ bắt đầu cứng lại, không phát triển nữa trong khi não vẫn phát triển bình thường.
Các bác sĩ cho biết, tình trạng của Bôm bắt buộc phải phẫu thuật can thiệp nới hộp sọ, trong khi đó bác sĩ Việt Nam không thể thực hiện được, bác sĩ trên thế giới cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cơ duyên cho bé Bôm đến với các chuyên gia hàng đầu
Năm 2002, vợ của diễn viên Quốc Tuấn hạ sinh bé Bôm bằng sinh mổ, nhưng khi bé chào đời đã mắc phải hội chứng APERT (bệnh xương cứng sớm cục bộ) và đường thở hẹp, một căn bệnh hiếm gặp trên thế giới (tỉ lệ 1/160.000 người)...
Câu chuyện đầy nghị lực của bố con diễn viên Quốc Tuấn và bé Bôm đã khiến hàng triệu người rơi nước mắt. Những người biết đến câu chuyện của bố con anh Quốc Tuấn luôn tìm mọi cách để kết nối với chuyên gia điều trị bệnh cho bé Bôm. Một trong những người đầu tiên giang tay với bố con anh là GS Nguyễn Thanh Liêm - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi TW.
15 năm sau, khi nhắc tới hai cha con người diễn viên đặc biệt này, GS Liêm vẫn luôn ủng hộ và cảm phục nghị lực phi thường của hai cha con bé Bôm.

GS Nguyễn Thanh Liêm - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi TW
GS Liêm kể lại, trong suốt sự nghiệp của mình, ông mới chỉ gặp 1 hay 2 cháu mắc bệnh như bé Bôm. Ông không nhớ rõ từng bé nhưng hầu như các bé đều qua đời vì bị hẹp đường thở không thở được. Cho đến khi gặp cha con diễn viên Quốc Tuấn, với niềm tin của bố cháu bé là con họ sẽ chữa được bệnh, GS Liêm cũng mới tìm hiểu kỹ về bệnh này.
Ông bắt đầu kết nối hỏi bạn bè của ông ở các nước trên thế giới để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh. GS Liêm nhớ lại lúc ấy, số người có thể phẫu thuật được cho bé Bôm chỉ đếm trên đầu ngón tay, chi phí phẫu thuật điều trị sẽ vô cùng tốn kém.
Ngay sau đó, GS Liêm đã kết nối với các đồng nghiệp đầu ngành trên thế giới. Giáo sư Liêm được bạn bè giới thiệu được 1 bác sĩ tạo hình người Mỹ, vị bác sĩ này lại làm việc ở Úc. Đó chính là Giáo sư Jone Meler ở bệnh viện Hoàng gia Úc. Trường hợp của Bom được tài trợ viện phí để đến Úc phẫu thuật.
Sau đó, gia đình diễn viên Quốc Tuấn sang Úc phẫu thuật lần thứ nhất và trở về Việt Nam, sau đó bé Bôm và gia đình anh không sang được nữa vì Giáo sư Jone Meler đã trở về Mỹ.
GS Liêm cho biết, mấy năm sau, tình cờ có đoàn bác sĩ phẫu thuật Hàn Quốc do Giáo sư Daehyun Lew (Hàn Quốc) cùng một đoàn bác sĩ bệnh viện Sevenance, thuộc trường Đại học Yonsei, Seoul sang khám bệnh từ thiện ở Việt Nam.
GS Liêm lại kể về câu chuyện của bé Bôm và phía bên Hàn Quốc đã đồng ý điều trị cho bé Bôm. Một tháng sau, gia đình bé Bôm được sang Hàn Quốc phẫu thuật.
GS Liêm thấy nghị lực của gia đình diễn viên Quốc Tuấn nên lúc nào ông cũng muốn tìm cách giới thiệu các chuyên gia hàng đầu cho bé Bôm. Thật may mắn suốt 15 năm chiến đấu bệnh tật, bé Bôm đã khoẻ mạnh và sẽ phát triển hoàn thiện như một người bình thường.
Hội chứng Apert và nghị lực phi thường của cha con diễn viên Quốc Tuấn
Hiện nay, tại Việt Nam đã thực hiện được các phẫu thuật tách khớp sọ bẩm sinh, nhưng phẫu thuật hộp sọ cho trẻ mắc hội chứng Apert thì chưa thực hiện được. Vì trẻ mắc hội chứng này thường bị đa dị tật kèm theo nhiều chứng bệnh, quá trình phẫu thuật đòi hỏi quy tụ được những bác sĩ đầu ngành của nhiều chuyên khoa cùng hợp tác thực hiện.
Theo GS Liêm cho biết, các bệnh nhi mắc bệnh này ở Việt Nam chỉ có 2 – 3 cháu được ra nước ngoài điều trị với chi phí vô cùng tốn kém.

Câu chuyện của bé Bôm là nghị lực cho những gia đình không may có con mắc hội chứng hiếm gặp này.
Những trẻ mắc phải hội chứng Apert có hộp sọ liền khối, xương sọ không phát triển và cản trở quá trình lớn lên của não bộ. Nếu không được nới sọ kịp thời, bệnh nhi sẽ rơi vào tình huống bi thảm khi não lớn mà không có diện tích để phát triển.
Ngoài ra, hội chứng Apert cũng kéo theo tình trạng ngón tay và ngón chân của bé dính liền nhau, việc tách những ngón tay, ngón chân này cũng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc. Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình ở Việt Nam đã được đào tạo tiến bộ hơn rất nhiều và họ có thể phẫu thuật tách các ngón cho bé.
Đặc biệt, các bé bị bệnh này còn bị hẹp đường thở nên thường xuyên viêm phổi. Đó là lý do 3 năm đầu đời của con trai phải ở trong viện. Diễn viên Quốc Tuấn chia sẻ, mỗi đêm vợ chồng anh chỉ ngủ được 2-3 giờ, vì con trai cứ nằm xuống là nước mũi trào lên không thở được, bố mẹ phải thay nhau bế vác bé trên vai. Đường thở bị chít hẹp nên bé cứ ăn vào là ọc ra.
GS Liêm cho biết, với hội chứng hiếm gặp này 15 năm trước đúng là xa lạ với các bác sĩ, nhưng hiện nay thông tin về bệnh đã có rất nhiều. Câu chuyện của bố con bé Bôm là nghị lực cho những gia đình không may có con mắc hội chứng hiếm gặp này.
Theo Trí thức trẻ

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 5 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 7 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 8 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.