Nguyên lý chữa bệnh đặc biệt của lương y xứ Chè sở hữu bài thuốc trị xương khớp thần diệu
GiadinhNet - Bệnh xương khớp là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là người già. Bệnh ít khi dẫn đến tử vong và không biểu hiện nguy kịch như bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư… nhưng tần suất của bệnh cao, đồng thời là nguyên nhân chính gây đau, mất chức năng vận động và giảm chất lượng cuộc sống.
![]() |
Thuốc được ông Dục chế biến và phơi cẩn thận. Ảnh TG |
Lương y Hoàng Văn Dục sinh ra trong một gia đình dân tộc thiểu số có truyền thống bốc thuốc cứu người ở Cao Bằng. Bài thuốc của gia đình ông được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh, chỉ truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức cha truyền con nối, tuyệt đối không truyền cho người ngoài. Ông Dục cho biết, cứ mỗi đời của dòng họ cũng có vài người theo nghề của tổ tiên, song không phải ai cũng thành công. Ngay từ khi con nhỏ, ông Dục đã xác định sẽ nối tiếp nghiệp cứu người đầy cao quý của gia đình. Vì vậy, học hết lớp 6, ông thôi học, về ở hẳn nhà một người bác không có con để học nghề bốc thuốc. “Bốc thuốc cứu người phải lấy y đức làm nền tảng, đó là điều tôi đã thấm nhuần từ những ngày đầu tiên học nghề. Bác tôi ngày trước có rất nhiều bài thuốc nhưng tôi chú tâm nhất là vào bài thuốc xương khớp này. Những bài thuốc độc hại người, bác tôi biết nhưng không bao giờ truyền cho mà tôi cũng không bao giờ muốn học. Có những bài thuốc làm sảy thai, chỉ giắt đôi que gỗ vào cạp quần là sảy thai được; nhưng làm những việc ấy là thất đức, sau này mình cũng không thể nào có cháu, có con”, y đức được định nghĩa trong lương y Dục một cách thật thà, chất phác.
![]() |
Lương y Hoàng Văn Dục. Ảnh TG |
Sau khi học được nghề bốc thuốc từ người bác, ông Dục từ Cao Bằng chuyển về quê vợ (Phú Lương, Thái Nguyên) lập nghiệp, cách đây khoảng 20 năm. Với thân phận ở rể, lại sinh sống ở miền rừng núi nên những ngày đầu khởi nghiệp đối với ông Dục vô cùng khó khăn. Ban đầu, tài sản của gia đình ông chỉ là một căn nhà tranh nằm trên quả đồi. Công việc thu gom dược liệu, chế biến thuốc đều một tay hai vợ chồng ông tự làm. Ngày còn trẻ, ông thường tự đi lấy thuốc ở trong những khu rừng quanh vùng, có khi là sang cả Cao Bằng, Bắc Kạn. Nhưng giờ tuổi đã cao, ông phải thuê người đi rừng hái về. Có khi lên rừng lấy thuốc cả ngày, đến tối mịt mới về, chỉ vừa kịp lót dạ bắp ngô, ông đã phải đi ngay trong đêm để cứu người bị bệnh tai biến. Những ngày đầu nghèo khó như thế nhưng gặp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, ông đều khám và cho thuốc mà không lấy một đồng tiền công. Ông Dục nhớ lại: “Có cặp vợ chồng đến nhà tôi lấy thuốc khớp, khi họ ra về, vô tình tôi nghe được họ bàn nhau bán thóc giống để trả tiền vay bốc thuốc; nghe vậy, tôi đuổi theo và nhất quyết trả lại tiền cho người ta”.
Khi những khó khăn kinh tế ban đầu qua đi thì gia đình ông Dục lại vướng phải những khó khăn mới. Ông thường phải nhận điều qua tiếng lại, thậm chí là dè bỉu, vu khống của một số người trong vùng. Ông kể: “Những ngày đầu, họ truyền tai nhau rằng thuốc của tôi không hiệu quả; khi bắt đầu xây được căn nhà, mua được cái xe Dream, họ lại bảo tôi buôn thuốc phiện, buôn hàng cấm”. Năm này qua năm khác, bằng lòng nhiệt thành, y đức và tinh thần trách nhiệm, người dân quanh vùng cũng dần hiểu ra. Họ trở nên mến mộ, kính trọng ông.
![]() |
Anh Sằn, người bị bệnh đau khớp đã giảm được các triệu chứng đau nhức sau khi uống thuốc của ông Dục. Ảnh TG |
Đối với người hành nghề Đông Y, uy tín là điều hết sức quan trọng. Để gây dựng uy tín, ông Dục có phương pháp riêng. Theo đó, ông chỉ nhận chữa những ca bệnh nào mà thuốc của ông chắc chắn có khả năng chữa khỏi. Những người đã tìm đến nhưng vẫn chưa tin vào bài thuốc của ông, ông cho họ thuốc và nói khi nào khỏi thì quay lại trả tiền. Dù một thang thuốc chỉ có giá ba mươi ngàn đồng, song rất nhiều bệnh nhân, khi khỏi bệnh đã không quản đường xa, quay lại gặp ông, không chỉ để trả tiền mà còn để nói lời cảm tạ. Anh Sằn, người dân tộc Nùng (xã La Bằng, huyện Đại Từ) có triệu chứng đau khớp từ lâu. Thời gian gần đây, anh thường xuyên bị đau về đêm, dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể. Khi mới đến khám bệnh ở nhà ông Dục, anh rất bất ngờ khi tất cả những triệu chứng anh kể ra, ông đều nghe và hỏi han rất kỹ lưỡng, song khi bốc thuốc chữa bệnh, ông chỉ mang ra một túi thuốc, bao gồm một gói thuốc to, một gói thuốc nhỏ. Giải thích về điều này, ông Dục nói: “Gói to sắc lên uống sau khi ăn, gói nhỏ hơn thì ngâm rượu để xoa vào chỗ đau khớp hay cơ xương. Nếu uống thường xuyên khí huyết sẽ được lưu thông, xương khớp sẽ dần bớt đau, tiến tới sinh hoạt, lao động bình thường”. Sau khi sử dụng thuốc của ông Dục được một tháng, các triệu chứng bệnh của anh Sằn đã giảm hẳn; anh tiếp tục tới bốc thuốc để điều trị dứt điểm bệnh.
Tuy là bài thuốc gia truyền, song ông Dục không ngần ngại công khai một số vị thuốc trong bài thuốc. Theo ông Dục, các thành phần chủ yếu của bài thuốc bao gồm Gắm, Huyết Đằng, Đinh Lăng, Pản Mạ, Bách Quán...; đây đều là những thân cây, vỏ cây lâu năm trong rừng, không thể trồng ở vườn nhà được. Theo ông Dục, chữa bệnh bằng thuốc Nam rất lành tính, không gây ra tác dụng phụ. Các vị thuốc chủ yếu trong bài thuốc của ông đều có tác dụng trực tiếp bồi bổ cơ thể, như cây Huyết Đằng có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu, cường hóa gân xương. Đinh Lăng tăng cường sức đề kháng và giải độc, chống tình trạng mệt mỏi, làm cho người bệnh ăn no ngủ kỹ, cây Gắm thì có tác dụng giảm đau, trừ phong tê thấp, tiêu viêm… Ngoài ra, các nguyên liệu cũng được ông Dục lựa chọn rất kỹ lưỡng; đó đều là những vỏ cây, rễ cây hay cây dây leo lâu năm, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị sâu đục hay côn trùng ký sinh. Khi đã lựa chọn cẩn thận, tự tay ông cạo sạch vỏ cho nhựa cây se lại, sau đó thái mỏng rồi phơi khô. Khoảng gần một tuần sau khi các nguyên liệu đã đạt yêu cầu, ông trộn chúng theo tỷ lệ thích hợp rồi gói sẵn trong những túi ni lông để tránh ẩm mốc. Cách đóng gói như vậy giúp người bệnh rất dễ vận chuyển, lại tiết kiệm được nhiều thời gian thăm khám, bốc thuốc cho bệnh nhân.
Ông Dục cho biết, điều cốt lõi trong bài thuốc của ông vẫn là làm cho người bệnh “ăn được, ngủ được”. Cách phòng và chữa bệnh tốt nhất, theo ông Dục, chính là người bệnh tự bổ sung những gì cơ thể còn thiếu qua bữa ăn hàng ngày, đồng thời có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, tránh mang vác hoặc lao động quá nặng, hạn chế các loại bia rượu hoặc các loại thức ăn giàu đam, chất béo, có nguồn gốc từ động vật. Không những trị xương khớp, bài thuốc của ông Dục còn tỏ ra hiệu quả trong việc chữa trị nhiều căn bệnh khác như tim mạch, dạ dày, nội tiết… Bà Đỗ Thị Kiểm (66 tuổi), sống tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho biết: “Tôi bị gai đôi cột sống và đau dây thần kinh tọa, đau từ thắt lưng đến tận mắt cá chân. Tôi mắc bệnh này đã hai mươi năm, song trước đây thỉnh thoảng mới xuất hiện cơn đau nên tôi chưa chú tâm điều trị, đến tháng 10 năm ngoái, bệnh trở nên trầm trọng, tôi không thể đi lại được. Biết đến thầy lang Dục, tôi nhờ người lấy một thang thuốc, mới uống một tháng nay nhưng giờ đã có thể đi lại bình thường, cảm giác bệnh tình đã thuyên giảm đến 60-70 %”.
Những vị thuốc ông Dục sử dụng đều có hiệu quả cao
Về bài thuốc trị xương khớp của lương y Hoàng Văn Dục, ông Bùi Huy Hùng (nguyên Giảng viên Học viện Quân y) cho biết: “Một số vị thuốc chính trong bài thuốc của ông Dục như Gắm, Huyết Đằng, Đinh Lăng đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu. Huyết Đằng thường được dùng để trị các bệnh đau nhức xương ở lưng, tay chân, khớp. Dây Gắm thì có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Đinh Lăng cũng được dùng để trị sưng đau cơ khớp, vết thương. Như vậy, với các vị thuốc chính này, bài thuốc của ông Dục có tác dụng với các bệnh xương khớp cũng là điều dễ giải thích. Tuy nhiên, để chữa bệnh được hiệu quả thì tất nhiên, ông Dục còn có những vị thuốc gia truyền, cây thuốc dân tộc khác mà không phải ai cũng biết”. |

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 8 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 14 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.