Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên nhân nào khiến tòa báo Charlie Hebdo bị tấn công khủng bố đẫm máu?

Thứ năm, 14:58 08/01/2015 | Bốn phương

GiadinhNet – Vụ xả súng kinh hoàng vào tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris chiều 7/1, làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương đã khiến dư luận thế giới vô cùng phẫn nộ. Vậy Charlie Hebdo là gì và tại sao tòa soạn này lại bị tấn công khủng bố đẫm máu?

Charlie Hebdo là gì?

Tuần báo Charlie Hebdo xuất bản định kỳ thứ tư hàng tuần, thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Les Editions Rotatives; tiền thân của nó là một tạp chí (tồn tại từ 1969-1981 thì phá sản vì kiệt quệ tài chính). Charlie Hebdo được tái thành lập năm 1992, là một trong những tuần báo trào phúng bán chạy của Paris, với ấn phẩm xuất bản định kỳ khoảng 100.000 bản.

Trụ sở mới của Charlie Hebdo ở Rue Serpollet (fr), Paris

Trụ sở mới của Charlie Hebdo - Rue Serpollet (fr), Paris

Các số báo của nó thường xuyên đăng tải các hình ảnh biếm họa, các cuộc phỏng vấn hài hước, bài bình luận về các chính trị gia, ngôi sao nhạc pop hay các trào lưu tôn giáo như hình cựu giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss Kahn “nhảy múa tưng bừng”, Michael Jackson “gầy nhom nhem” như một bộ xương, không lâu sau khi ông qua đời.

Charlie Hebdo được xem như phiên bản Pháp của tờ Private Eye (một tờ báo châm biếm của Anh), nổi tiếng với những bài báo mỉa mai và phóng sự điều tra.

Tổng biên tập tuần báo Stéphane Charbonnier bị thiệt mạng trong vụ khủng bố hôm 7/1
Tổng biên tập tuần báo Stéphane Charbonnier bị thiệt mạng trong vụ khủng bố hôm 7/1

Charlie Hebdo bắt đầu nổi tiếng từ năm 2006 khi cho đăng lại bức ảnh biếm họa Nhà tiên tri Mohammed vốn xuất hiện trên nhật báo Jyllands-Posten của họa sĩ Kurt Westergaard, Đan Mạch. Lúc mới được công bố, bức họa đã gây nên sự phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo, hàng loạt cuộc biểu tình kéo dài trải khắp Trung Đông và nhiều thành phố phương Tây. Charlie Hebdo cũng đã bị các tổ chức Hồi giáo kiện lên tòa án vì những hình ảnh xúc phạm nhà tiên tri và ý nghĩ báng bổ truyền thống của đạo Hồi. Chủ bút lúc đó đã phải ra hầu tòa vì vi phạm luật chống khủng bố, tuy nhiên, tòa án Pháp đã bác bỏ và không luận tội.

Vụ xả súng kinh hoàng vào tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris chiều 7/1, làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương

Vụ xả súng kinh hoàng vào tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris chiều 7/1, làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương

Biếm họa "chết người" và động chạm tôn giáo?

Có rất nhiều ý kiến về nội dung của tuần báo nhưng các phóng viên và chủ sở hữu đã lên tiếng bảo vệ nội dung đăng tải như một quyền tự do ngôn luận và lập luận rằng, họ đang châm biếm tất cả các tôn giáo lớn.

Trong năm 2010, Charlie Hebdo gây sốc khi đăng lên trang bìa hình ảnh Đức Giáo Hoàng Beenedict XVI đang rước lễ với một chiếc bao cao su.

Ảnh trang bìa của Charlie Hebdo, đổi tên thành Sharia Hebdo cùng dòng chữ “100 roi nếu bạn không chết vì cười”.

Tuần báo này còn tự đổi tên thành Sharia Hebdo (Sharia: đạo của Hồi giáo). Tháng 11/2011, Charli Hebdo lại xuất bản một ấn phẩm coi Nhà tiên tri Mohammed như một “biên tập viên - khách mời danh dự” của mình cùng dòng chữ “100 roi nếu bạn không chết vì cười”. Hệ quả là ngay trong đêm đó, văn phòng của Charli Hebdo đã bị đánh bom khủng bố, may mắn không ai bị thương. Vụ tấn công được cho là nhằm vào hệ thống máy tính của tờ báo.

Các mảnh vỡ đổ nát bên ngoài văn phòng Charlie Hebdo sau cuộc tấn công 11/2011

Các mảnh vỡ đổ nát bên ngoài văn phòng Charlie Hebdo sau cuộc tấn công 11/2011

Năm 2012, Charli Hebdo tiếp tục xuất bản những bức biếm họa Nhà tiên tri Mohammed khỏa thân như một đứa trẻ và một bức tranh nhà tiên tri được đẩy đi trên xe lăn. Đây được xem là một cử chỉ khiêu khích có chủ đích đối với hàng loạt những cuộc biểu tình bạo động đang diễn ra khắp Trung Đông. Cảnh sát đã phải cử người canh phòng cẩn mật tờ báo. Trang cuối của tập ảnh còn chú thích những bức ảnh là “hợp pháp” vì được những người nghiên cứu Hồi giáo thực hiện kỹ lưỡng. Những bức hình xúc phạm này đã buộc Pháp phải tạm thời đóng cửa các đại sứ quán và trường học trên 20 quốc gia vì sợ bị trả thù.

Bức hình châm biếm Thủ lĩnh Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi trong số báo phát hành ngày 7/1 của Charlie Hebdo

Bức hình châm biếm Thủ lĩnh Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi trong số báo phát hành ngày 7/1 của Charlie Hebdo

Tuần trước, ấn phẩm của Charlie Hebdo đã đăng tải bức biếm họa phiến quân IS dọa tấn công nước Pháp với thông điệp “Hiện Pháp vẫn chưa bị bọn khủng bố tấn công” và vẽ một phần tử vũ trang súng ống đầy mình, với bộ râu rậm rạp giống các phiến quân IS, trả lời rằng: “Khoan đã nào! Vẫn còn cả tháng Một để chúng tôi gửi quà cho nước Pháp mà”. Bức tranh do biên tập viên chủ lực của tòa báo với bút danh Charb, thực hiện - một nạn nhân của vụ thảm sát hôm qua.

Một ngày trước cuộc tấn công, tài khoản Facebook và Twitter của tuần báo đã đăng tải một hình ảnh châm biếm về thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi với lời chúc sức khỏe cho năm mới. Và trang bìa của Charli Hebdo hôm 7/1 lại xuất hiện hình ảnh trào phúng cho thấy “sự phục tùng” của người Hồi giáo Pháp dưới sự cai trị của một thủ lĩnh Hồi giáo.

Pháp là một trong những quốc gia châu Âu có số lượng tín đồ Hồi giáo lớn nhất. Các chính trị gia nước này từ lâu đã lo ngại rằng Charlie Hebdo có thể làm bùng nổ căng thẳng tôn giáo. Năm 2006, ông Jacques Chirac - tổng thống Pháp bấy giờ đã yêu cầu các cơ quan báo chí, truyền thông nước này nên tránh “khiêu khích và đụng chạm” đến người Hồi giáo. Năm 2012, cựu Thủ tướng Jean-Marc Ayrault cũng kêu gọi kiềm chế khi Charlie Hebdo đăng quá nhiều hình ảnh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed.

Cảnh sát Pháp cho biết trong vụ nổ súng sáng ngày 7/1, những kẻ tấn công đã hét lên rằng chúng thực hiện vụ xả súng để "trả thù cho nhà tiên tri", đồng thời hét lên câu "Thượng đế toàn năng" trong khi nhả đạn.

Xem thêm: Toàn cảnh hiện trường vụ khủng bố đẫm máu tòa soạn báo ở Paris

LD(th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Chuyện đó đây - 4 giờ trước

Vụ án sát hại dã man người phụ nữ tại căn hộ chung cư ở Nonthaburi (Thái Lan) đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân nước này.

Cơn lốc xoáy khiến hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy ở Mỹ

Cơn lốc xoáy khiến hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy ở Mỹ

Bốn phương - 5 giờ trước

GĐXH - Những cơn lốc xoáy quét qua vùng Trung nước Mỹ gây thiệt hại nặng nề cho người dân khiến nhà cửa của họ biến thành đống đổ nát.

Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tiêu điểm - 9 giờ trước

Khu đô thị được xây dựng với phong cách thiết kế và cả tháp Eiffel giống hệt như thành phố Paris hoa lệ.

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Hàng nghìn đồng tiền vàng đã được tìm thấy tại một dòng sông khi mực nước của nó xuống thấp ở mức thấp kỷ lục.

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không phải choáng ngợp hay kích thích, cảm xúc của các phi hành gia ngoài không gian thường là sợ hãi.

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Bốn phương - 2 ngày trước

Nhắc đến Hoàng gia Anh, Hoàng tử William và Harry là hai người đàn ông thuộc thế hệ trẻ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, nếu mở rộng phạm vi, gia tộc Windsor còn có nhiều nam quý tộc điển trai, lịch lãm, giàu có và quan trọng là còn độc thân.

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Bốn phương - 2 ngày trước

Chiếc vương miện ngọc lục bảo Vương hậu Mary sử dụng là biểu tượng của vương quyền Đan Mạch và không được phép mang ra khỏi vương quốc Bắc Âu này.

Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Bốn phương - 2 ngày trước

Chuyến thăm cho thấy sự quan tâm của Thân vương William đối với thế hệ trẻ và những vấn đề xã hội mà họ đang phải đối mặt.

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

Top