Nguyên nhân say tàu xe và cách chống say xe hiệu quả, không cần thuốc
Dù đã tham khảo nhiều cách để hạn chế, phòng chống, trị say xe, thậm chí uống thuốc chống say, áp dụng mẹo chống say xe, nhưng nhiều người vẫn ám ảnh khi phải sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi, xe khách, hoặc tàu lửa...
Vì sao bị say xe ? Biểu hiện và cách hạn chế say xe như nào?
Say xe thường xuất hiện trong các tình huống như khi ngồi trên ô tô mà không nhìn thấy cảnh vật phía trước đang di chuyển, hoặc đọc sách trong khi phương tiện đang trong quá trình di chuyển.
Vì sao bị say tàu xe?
Chứng say do chuyển động là nhóm cách triệu chứng bao gồm buồn nôn, thường kèm theo khó chịu ở bụng, buồn nôn, chóng mặt, nhợt nhạt, vã mồ hôi, và các triệu chứng có liên quan. Nó được gây ra bởi các dạng chuyển động cụ thể, đặc biệt lặp đi lặp lại tăng tốc và giảm tốc chuyển động xoay đầu và theo tuyến tính, hoặc do các tín hiệu đầu vào từ tiền đình, thị giác và nhận cảm cơ thể bị xung đột.

Nhiều người trải qua cảm giác lo lắng khi phải sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi, xe khách, hoặc tàu lửa vì sợ bị say xe. Ảnh minh họa
Chứng say do chuyển động là phản ứng sinh lý bình thường với một kích thích.
Tính nhạy cảm của từng cá nhân đối với chứng say tàu xe rất khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi, mặc dù hiếm gặp ở trẻ sơ sinh < 2 tuổi.
Kích thích quá mức của hệ thống tiền đình bằng chuyển động là nguyên nhân chính gây say tàu xe. Sự kích thích tiền đình có thể là kết quả của chuyển động xoay đầu hoặc gia tốc tuyến tính hoặc lực hấp dẫn. Các thành phần thuộc hệ thần kinh trung ương trung gian cho chứng say do chuyển động bao gồm hệ thống tiền đình và các nhân xám thân não, vùng dưới đồi, nhung và lưỡi gà tiểu não, và các đường gây nôn.
Không xác định được chính xác sinh lý bệnh, nhưng say do chuyển động xảy ra chỉ khi các dây thần kinh số 8 và các con đường tiểu não tiền đình còn nguyên vẹn; những người thiếu một hệ thống chức năng tiền đình - ốc tai thì không bị chứng say do chuyển động. Sự di chuyển thông qua bất kỳ hình thức vận tải nào, bao gồm tàu bè, xe gắn máy, tàu hỏa, máy bay, tàu vũ trụ, và tàu lượn có thể gây ra sự kích thích tiền đình quá mức.
Các biểu hiện của say tàu xe
Các triệu chứng điển hình:
- Buồn nôn, nôn,
- Người nhợt nhạt, vã mồ hôi, khó chịu ở vùng bụng.
Các triệu chứng khác, có thể đi trước các biểu hiện đặc trưng, bao gồm: ngáp, chảy nước miếng, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi...
Với việc tiếp xúc liên tục, bệnh nhân thường thích ứng trong vài ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể tái phát nếu chuyển động tăng lên hoặc nếu chuyển động tiếp tục sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn từ có yếu tố khởi phát.
Nôn ói kéo dài do say chuyển động có thể hiếm khi dẫn tới tình trạng mất nước với hạ huyết áp, mất ngủ và trầm cảm.

Lựa chọn chỗ ngồi phù hợp. Ngồi ở ghế phía trước, nơi có cửa sổ và hướng về phía trước giúp giảm say tàu xe. Ảnh minh họa
Cách hạn chế say tàu xe
Không có thuốc điều trị say xe vì thế để hạn chế say xe thì chỉ điều trị giảm triệu chứng, đó là:
- Lựa chọn chỗ ngồi phù hợp. Ngồi ở ghế phía trước, nơi có cửa sổ và hướng về phía trước. Trong tàu du lịch, đặt cabin ở phía trước hoặc giữa tàu và ở tầng thấp gần mặt nước hơn. Trên máy bay, ngồi gần cửa sổ và cánh máy bay.
- Trước khi có chuyến đi với xe hoặc tàu, hãy uống nhiều nước, ăn thực phẩm ít chất béo và nhạt màu. Tránh ăn quá no, thực phẩm chua cay, và hạn chế sử dụng rượu, cà phê, và thuốc lá.
- Chọn thực phẩm khô, có mùi dễ chịu như bánh quy giòn, bánh mì nướng cũng sẽ loại bỏ một số loại mùi gây khó chịu trên ô tô.
- Uống một cốc nước ấm, giã thêm một chút gừng tươi hoặc có thể ngậm 1 vài lát gừng.
- Uống thuốc chống say xe trước khi lên xe 30 phút.
- Không sử dụng điện thoại và đọc sách báo khi đi tàu xe.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.