Nhà văn An Hạ: Yếu tố thời đại gieo mầm cho tan vỡ!
GiadinhNet - Đi tìm câu trả lời cho những câu chuyện tình lãng mạn như cổ tích lại vỡ tan như bong bóng xà phòng, những cặp đôi “trai tài – gái sắc” rất đôi lứa xứng đôi lại sớm hợp chiều tan, PV Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi cùng nhà văn An Hạ. Sau đây là những chia sẻ, những luận giải hết sức sâu sắc của chị!

Nhà văn An Hạ (ảnh nhân vật cung cấp).
Ba mầm mống của sự tan vỡ
Thưa nhà văn An Hạ, trong quan điểm của chị, xã hội hiện đại chứa đựng những “mầm mống” nào khiến các cuộc hôn nhân dễ có nguy cơ tan vỡ?
- Có lẽ ở thời đại này, trong xã hội của chúng ta, nhóm từ khoá: Hôn nhân, thuỷ chung, niềm tin, tan vỡ, ngoại tình… là một trong những nhóm từ khoá được hashtag, tìm kiếm nhiều nhất. Đó cũng là những chủ đề người ta say mê bàn luận ngày này qua tháng khác với những cảm xúc muôn đời không cũ. Cũng dễ hiểu thôi, con người quanh đi quẩn lại chỉ có vài loại hạnh phúc trong đời, mà hạnh phúc gia đình lại là hạnh phúc cơ bản và cần thiết nhất với đa số. Ấy vậy mà giờ đây, hôn nhân chẳng còn là chuyện trăm năm nữa. Thời đại ngày nay, con người khó hạnh phúc trong hôn nhân và dễ tan vỡ hơn. Bên cạnh những lý do riêng khiến người ta tan vỡ theo hàng trăm kiểu khác nhau, thì vẫn có những “mầm” tan vỡ được gieo bởi yếu tố thời đại.
Mầm mống thứ nhất là sự thay đổi vị trí của người phụ nữ dẫn đến sự mất cân bằng trong mối quan hệ vợ chồng kiểu cũ. Đàn bà hiện đại không còn sống phụ thuộc, bị ràng buộc bởi nhiều quan niệm cổ hủ nữa. Họ độc lập về tài chính, có sự nghiệp riêng, nhưng vẫn phải một tay chăm sóc con cái, lo toan gánh vác việc gia đình nhỏ, gia đình lớn, việc họ hàng… trong khi anh chồng, chưa biết tài giỏi tới đâu, có phải là cây tùng, cây bách cho vợ dựa dẫm hay không nhưng có khi vẫn mặc nhiên hưởng mọi đặc quyền “thừa kế” từ kiểu xã hội nam quyền trước đây. Một bên vị trí đã thay đổi nhờ xã hội hiện đại, đòi hỏi quyền lợi, một bên dùng dằng khó thay đổi, cũng vì quyền lợi nên đời sống hôn nhân căng, mà căng quá thì đứt.
Mầm mống thứ hai là sự vội. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự tan vỡ trong hôn nhân chính là do chưa tìm để hiểu nhau cho kỹ. Người ta đến với nhau vì nhiều lẽ như sự hấp dẫn, tài chính, gia thế, do đến tuổi kết hôn, do nhỡ có con... hay vì lý do phổ biến nhất: Tình yêu. Nhưng tất cả những lý do trên đều không đủ để duy trì một cuộc hôn nhân dài lâu.
Mầm mống thứ ba là sự mở rộng các mối quan hệ trong xã hội hiện đại. Trong thế giới phẳng, người ta dễ dàng kết nối, gặp gỡ đâm ra dễ có đối tượng sáng giá mới, dễ đứng núi này trông núi nọ, dễ so sánh, dễ chán ngán cái đang có, dễ ngoại tình, phản bội. Nên nhiều cặp, chưa kịp trải qua chông gai sóng gió để nên nghĩa, đã kịp tan vỡ để vội vàng xây dựng cái mới.
Chị vừa nhắc đến yếu tố thời đại, vậy so với quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” xưa kia, có thể coi những cuộc rạn nứt, đổ vỡ trong hôn nhân bây giờ là “cải cách” được không?
- Ở góc độ nào đó, đó là một kiểu “cách mạng” đòi bình đẳng trong hôn nhân, đòi hạnh phúc, không chấp nhận sự cam chịu hay hy sinh vô nghĩa. Nhưng đáng buồn là đàn ông thường vẫn đang được hưởng những đặc quyền vô hình còn người phụ nữ đang tiếp tục phải dũng cảm, không chỉ một lần.
Người nhạy cảm dễ tổn thương
Vậy những tuýp nghề nghiệp “người của công chúng” như ca sĩ, diễn viên, MC… nguy cơ tan vỡ hạnh phúc có cao hơn mức bình thường không?
- Những ngành nghề đó đều đòi hỏi người làm nghề sự tinh tế, nhạy cảm. Người nhạy cảm dễ tổn thương, khi tổn thương cũng khó tự chữa lành, nên có thể nguy cơ tan vỡ cao hơn. Hoặc cũng có người cho rằng, họ có quá nhiều lựa chọn, nên càng dễ dao động. Nhưng không ai nói hay được khi không đứng trong hoàn cảnh cụ thể nên nói họ là đối tượng dễ gây sự chú ý cũng như sự kỳ vọng của công chúng cũng đúng. Khi đời sống thiếu thốn niềm tin, người ta vẫn cần những biểu tượng hạnh phúc để tiếp tục cố gắng, tin tưởng.
Các cặp đôi khi chia tay thường lấy lý do: Không hợp! Không tìm được tiếng nói chung… và chị nghĩ nguyên nhân chính do đâu?
- Tôi nghĩ họ nói thật. Không phải tình yêu đã có là không say đắm, không chân thật mà vì con người không ngừng thay đổi. Chẳng phải bản thân cuộc sống là quá trình không ngừng trưởng thành và thay đổi của mỗi cá nhân hay sao? Và nếu sự trưởng thành, thay đổi khiến một cặp đôi không còn phù hợp về thói quen, mục tiêu và quan điểm sống… họ sẽ phải đứng trước lựa chọn có hy sinh vì đối phương hay không để trả lời cho câu hỏi có thể tiếp tục ở bên nhau hay không. Trưởng thành để rồi xa nhau là một câu chuyện buồn.
Từ yêu đến thương là cả một quãng đường dài
Chị có ủng hộ mô tuýp hôn nhân: Không có tình yêu thì còn tình nghĩa như một cuộc kéo dài của trách nhiệm, nghĩa vụ thậm chí là tình thương giữa con người với nhau?
- Tôi muốn phân biệt rõ ở đây, tình thương là gì? Tôi không coi tình thương là sự thương hại, cũng như không coi tình yêu là sự hấp dẫn đơn thuần. Loại trừ quan niệm cho rằng tình yêu phải là sự hấp dẫn nhung nhớ nhau điên cuồng như thuở ban đầu, tôi cho rằng, hôn nhân cần tất cả, cả tình yêu – loại thấu hiểu êm đềm, trách nhiệm, nghĩa vụ, và cần nhất tình thương. Trong đó, trách nhiệm, nghĩa vụ thì bất cứ việc gì cũng cần rồi, huống hồ là hôn nhân. Còn tình thương là thứ tình cảm đến sau và bao trùm rộng lớn hơn tình yêu.
Từ yêu đến thương là cả một quãng đường dài. Để có cảm giác thích thú nhau, có cảm xúc, có sự rung động, sự hấp dẫn… thì dễ! Trên đường đời mình có thể gặp không biết bao nhiêu người khiến mình bị thu hút nhưng để từ bị thu hút đến yêu đã khó. Từ yêu đến thương còn khó hơn. Có kẻ ta thích mà không yêu. Có kẻ ta yêu nhưng ta không thương. Yêu đấy mà sẵn sàng tàn nhẫn với nhau. Yêu đấy nhưng phải có điều kiện nếu anh/ cô thế này thì tôi mới thế kia. Còn thật sự thương nhau, e rằng khó tìm kiếm!
Để thương được nhau lại là sự vun đắp dựng xây trong suốt một thời gian dài. Tôi đọc được ở đâu đó, rằng tiếng Anh có một từ rất hay: compassion (lòng thương, lòng trắc ẩn): là sự kết hợp giữa prefix com- và từ passion; com- là prefix của tiếng Latin, có nghĩa là “together” (cùng nhau); passion nếu tra theo ngữ nguyên thì nó xuất phát từ tiếng Latin pati, nghĩa là “suffering” (đau khổ). Cái này, ông bà nhà mình gọi là tình nghĩa. Đấy là một kiểu tình yêu khác mà có thể qua thời gian sống bên nhau, người ta không nhận ra, để rồi dễ say nắng trước những cảm xúc mãnh liệt mới nảy sinh. Tuy nhiên, nếu thật sự không có tình yêu, trong khi còn chưa kịp thương nhau, nếu chưa có con, thì không nên duy trì hôn nhân miễn cưỡng. Còn nếu đã có con, và mọi cố gắng để vun đắp hạnh phúc đều không thành, thì tôi vẫn ủng hộ việc chia tay, sau khi đã thật sự dành thời gian cân nhắc và xem xét. Vấn đề là sự văn minh trong cư xử hậu hôn nhân và trong cách nuôi dạy con.
Sự hấp dẫn dễ có, tình yêu thì… khó kiếm!
Nếu có con gái, cháu gái… đến tuổi trưởng thành, chị sẽ truyền đi thông điệp gì về hôn nhân, hạnh phúc?
- Thông điệp ư? Tôi sẽ chỉ dặn dò thôi: Sự hấp dẫn dễ có, tình yêu thì khó kiếm. Hãy tỉnh táo và kiên nhẫn để tìm và hiểu, như chờ đợi thời khắc quả chín mọng. Vì xanh thì chát mà chín nẫu thì ủng. Và luôn ghi nhớ: Hạnh phúc của mình chỉ có mình mới có thể tìm ra, gìn giữ và chịu trách nhiệm.
Cảm ơn nhà văn về cuộc trò chuyện!
Thành Nam (thực hiện)

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 2 giờ trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 3 giờ trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê
Gia đình - 15 giờ trướcÔng lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy con - 17 giờ trướcGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn
Gia đình - 19 giờ trướcCuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Lời khuyên của bà lão 80 tuổi: Muốn tuổi già hạnh phúc, hãy tránh xa 4 điều này
Gia đình - 20 giờ trướcBà Vương, 80 tuổi, đang sống độc thân đã nghiệm ra bài học cuộc sống quan trọng. Theo bà, những năm tháng tuổi già, muốn sống hạnh phúc, bạn hãy nhớ 4 quy tắc sau.

Cuối năm 2025, có 5 cung hoàng đạo sẽ xóa sạch nợ nần, đón thêm những khoản tiền bất ngờ
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Từ giờ đến hết năm 2025, những cung hoàng đạo này không chỉ thoát khỏi gánh nặng tiền bạc mà còn được mở ra nhiều cơ hội để thay đổi cuộc đời.

Nhà thì vẫn đi thuê, mẹ con tôi tằn tiện suốt 9 năm trời để rồi phát hiện chồng mua đất để "bù đắp thiệt thòi" cho nhân tình
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcTôi nhìn sang phòng bên, nơi hai đứa con đang say sưa xem hoạt hình. Chúng không biết rằng gia đình nhỏ của mình sắp tan vỡ...

Chàng trai Nghệ An lấy vợ cách nhà 20m, cả xóm xúm vào làm chiếc xe hoa độc lạ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcChàng trai Nghệ An đã có một đám cưới đáng nhớ nhờ sự hỗ trợ của hàng xóm láng giềng.

Về hưu, 3 bạn thân mua nhà sống chung, nhiều năm sau kết luận một điều
Gia đình - 1 ngày trướcANH - Trong một ngôi nhà xinh xắn ở East Sussex, 3 người bạn thân đang sống cùng nhau hạnh phúc với nhiều niềm vui, sự chia sẻ tuổi già.

Trên bàn ăn, sự khác biệt của người EQ thấp và EQ cao càng lộ rõ
Gia đìnhGĐXH - Hành vi trên bàn ăn là một trong những biểu hiện tinh tế nhất của tính cách con người. Một người có EQ cao thường khiến người khác cảm thấy thoải mái khi cùng ngồi ăn.