Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhập viện vì bồi bổ “thần dược” mật động vật

Thứ năm, 15:00 19/07/2018 | Y tế

GiadinhNet - Cho rằng mật cá trắm, mật lợn, mật gà… tốt, lại chữa được nhiều bệnh, không ít người dân tự mua về chế biến để dùng. Bệnh chưa lui, đã thấy tử thần xuất hiện.


Bệnh nhân D được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Ảnh bệnh viện cung cấp).

Bệnh nhân D được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Ảnh bệnh viện cung cấp).

Thường xuyên ăn mật cá trắm, đột ngột nhập viện cấp cứu rửa dạ dày

Sau khi dùng mật cá trắm nấu canh ăn trưa, 1 tiếng sau, anh Đ.V.Đ (37 tuổi, ở Tuyên Quang) đột ngột đau bụng quanh rốn, miệng nôn tháo liên tục. Ngay lập tức, anh được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) rửa dạ dày cấp cứu. Điều đáng nói, đây không phải lần đầu anh Đ ăn mật cá trắm. Những lần trước, anh Đ ăn nhưng không có dấu hiệu bất thường nên thường xuyên sử dụng sản phẩm này như một vị thuốc. Hiện anh được chuyển sang Khoa Hồi sức cấp cứu theo dõi tiếp.

Tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), chuyện cấp cứu cho bệnh nhân ngộ độc vì ăn, nuốt mật cá trắm không hề hiếm. Cách đây không lâu, trong dịp Tết Nguyên đán, bệnh nhân Lê Đ.Đ (SN 1959, ở Thanh Liêm, Hà Nam) đã phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì bị ngộ độc mật cá trắm. Trước đó, do nghe nói uống mật cá trắm giúp khỏe người, nên ông Đ đã pha mật cá với rượu để uống. Sau khoảng 7 giờ, ông bị đau bụng, nôn nhiều, tiểu ít, nhưng cố chịu đựng và vẫn ở nhà. Vài ngày sau, thấy tình hình nguy kịch, ông buộc phải nhập viện cấp cứu. BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, bệnh nhân này chỉ đến muộn một chút nữa, lại không được chạy thận lọc độc kịp thời thì có thể sẽ tử vong. Dù được cấp cứu kịp nhưng bệnh nhân Đ vẫn phải chạy thận nhân tạo một thời gian.

Cũng nuốt mật cá trắm với hi vọng chữa được bệnh dạ dày đang mắc phải, anh N.V.T (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) cũng phải vào Trung tâm Chống độc trong tình trạng suy gan với biểu hiện vàng da, vàng mắt, tiểu ít do suy thận cấp.

Tại nhiều cơ sở y tế chuyên ngành Chống độc, những bệnh nhân phải vào cấp cứu do nuốt mật động vật không hiếm, từ nuốt mật lợn, mật gà, mật rắn đến mật cá trắm, thậm chí cả mật gấu, mật cóc…, với hi vọng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa một số bệnh. Nhưng chữa đâu chưa thấy, rất nhiều ca đã nguy kịch, “thách thức tử thần” vì cấp cứu muộn. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình) từng tiếp nhận bệnh nhân T (SN 1991, trú tại Thuận Đức, TP Đồng Hới) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện một dị vật nằm trong đường thực quản của bệnh nhân nên đã tiến hành nội soi cấp cứu, gắp ra một túi mật lợn tươi kích thước khoảng 3x4cm.

Qua lời kể từ người nhà bệnh nhân, sau khi sinh con được vài ngày chị T bị đau bụng liên tục. Nghe mọi người truyền miệng nuốt mật lợn có thể chữa chứng đau bụng nên gia đình đã xin một túi mật lợn còn tươi về cho chị uống. Không ngờ, sau khi nuốt nguyên túi mật lợn còn tươi đó, chị T xuất hiện các triệu chứng như nôn khan, khó thở, nuốt nghẹn, đau tức vùng ngực, không ăn uống được. May mắn là dị vật đã tuột xuống thực quản, nếu còn nằm ở đường thở thì nguy cơ tử vong cao vì sẽ gây tắc đường thở.

Mật động vật có chữa được “bách bệnh”?

Mật cá trắm vẫn được truyền miệng như một bài thuốc tiên để trị hen suyễn, đau lưng, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định độc tố trong mật cá trắm chính là steroid. Vì mật cá trắm chứa lượng lớn chất này nên gây rối loạn chuyển hoá các bộ phận của cơ thể và gây độc, đặc biệt đối với thận và gan.

Sau khi uống hoặc ăn mật cá trắm 2 - 3 giờ, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân bị đau bụng, nôn, đại tiện lỏng, nhưng tiểu tiện vẫn bình thường. Trường hợp nặng, bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn thốc tháo và tiêu chảy rất nhiều. Tiếp theo đó là tiểu tiện ít, phù nề do suy thận cấp.

Với những trường hợp nặng, bệnh nhân không có nước tiểu, phù to, khó thở, hôn mê và tử vong. Do đó, các bác sĩ cảnh báo, đây là một bài thuốc truyền miệng nguy hiểm chết người không nên dùng mật cá trắm để chữa bệnh, dù dùng bất cứ cách nào.

Thầy thuốc Nhân dân Phùng Đình Khánh (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, trong Đông y, mật lợn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, nhuận táo… nhưng phải là mật đảm bảo vô trùng. BS Khánh nhấn mạnh, nuốt mật lợn cũng như các loại mật động vật khác nói chung hại nhiều hơn lợi, đặc biệt trong điều kiện an toàn thực phẩm hiện nay còn đáng lo ngại. Nếu không may nuốt phải mật lợn, mật động vật bị nhiễm giun, sán, khuẩn thì vô cùng nguy hiểm, sẽ dẫn đến ngộ độc, viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường dẫn mật, viêm tụy, thậm chí tử vong nhanh chóng.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, tất cả các loại mật động vật đều có chất độc, dù hàm lượng chất độc trong từng loại mật có khác nhau nhưng nếu sử dụng tùy tiện, sử dụng nhiều đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Tác dụng duy nhất của túi mật động vật chỉ là dịch từ túi mật vào ruột non giúp tiêu hóa các chất béo, dầu mỡ, làm tan các dầu mỡ để cơ thể hấp thu thức ăn tốt hơn. Mặt khác, kinh nghiệm dân gian có thể thích hợp với người này nhưng không thích hợp người khác, do vậy không nên bắt chước, dùng tùy tiện.

Theo phân tích của các bác sĩ, trong cơ thể mỗi người đều đã có mật, thông thường mật này đủ để đảm nhiệm hoạt động tiêu hóa thức ăn hàng ngày, do đó đưa thêm lượng mật bên ngoài vào là không cần thiết và khi lượng mật được đưa vào cơ thể lớn hơn mức cần thiết sẽ dễ dẫn đến ngộ độc.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 1 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 3 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 3 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 3 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 4 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top