Nhiều cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo
GiadinhNet - Theo Công đoàn Y tế Việt Nam thống kế sơ bộ ở một số tỉnh và đơn vị trực thuộc bộ đã có gần 2000 đoàn viên là cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo.
Nhiều bệnh tật rình rập
Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo "An toàn vệ sinh lao động - phòng, chống bạo hành tại các cơ sở y tế" nằm trong chuỗi chương trình "Bảo vệ blouse trắng" do Công đoàn Y tế Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ngày 29/10. Với 2 chủ đề ưu tiên là an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bạo hành tại cơ sở y tế, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhằm kiến nghị, đề xuất chính sách đảm bảo có môi trường lao động an toàn hơn cho cán bộ y tế.
TS Phạm Thanh Bình – Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, cán bộ y tế, nhất là các bác sĩ là những người trải qua quy trình tuyển chọn và đào tạo khắt khe nhất, thời gian học tập kéo dài và phải xác định học tập suốt đời, nhưng lương khởi điểm của bác sĩ vẫn như cử nhân học đại học 4 năm. Bên cạnh đó, môi trường làm việc của cán bộ y tế ở nước ta cũng thuộc diện áp lực nhất vì quá tải, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị…
Cùng với đó là rất nhiều rủi ro của những tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm. Nguy hiểm hơn là những tác hại không lây nhiễm như hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm, các tác động đến da, căng thẳng về tâm lý stress, nguy cơ bị bạo hành cao.
"Đáng lo ngại là các bức xạ ion hóa gây biến đổi gen, nhiễm sắc thể, can thiệp vào quá trình chuyển hóa, chậm phân chia tế bào, nguyên nhân của các loại ung thư máu, da, xương và tuyến giáp. Đây là lí do trong thời gian qua, Công đoàn Y tế Việt Nam thống kế sơ bộ ở một số tỉnh và đơn vị trực thuộc bộ đã có gần 2000 đoàn viên là cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo" – TS Bình cho hay.
Các đại biểu tại hội thảo. Ảnh PT
PGS.TS Doãn Ngọc Hải – Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết, các nhân viên y tế luôn đối mặt mới nhiều bệnh trong quá trình làm việc như HIV/ADIS nghề nghiệp, Sars, lao, viêm gan B, viêm gan C. bệnh đường hô hấp, bệnh cơ xương khớp, tai nạn chấn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân…
Một nghiên cứu được khảo sát trên diện rộng cho thấy có tới 28,6% nhân viên y tế thuộc hệ điều trị và hơn 25% hệ dự phòng mắc bệnh mãn tính; 17,2% thuộc hệ điều trị dự phòng mắc các bệnh lây nhiễm trong thời gian làm việc. Hơn 53% nhân viên hệ điều trị và dự phòng bị tổn thương do bệnh xâm nhập khi tiêm và có nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bệnh chuyển hóa.
Dễ bị bạo hành
Bên cạnh nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường, tình trạng bạo hành với cán bộ y tế trong khi làm nhiệm vụ đang có xu hướng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng về mức độ. Theo ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), chỉ từ năm 2010 đến tháng 5-2017, có 26 vụ việc điển hình về mất an ninh, trật tự bệnh viện trong đó năm 2014 có tới 7 vụ điển hình.
Đã có hai trường hợp đoàn viên ngành y tế tử vong do bạo hành của người nhà bệnh nhân là bác sĩ Trần Văn Giàu, Bệnh viện đa khoa Vũ Thư - Thái Bình năm 2012, mới đây nhất là một đoàn viên là nhân viên bảo vệ tại Trung tâm Y tế Quế Sơn - Quảng Nam do ngăn cản vụ cãi nhau giữa người bệnh và người nhà.
TS Phạm Thanh Bình nhận định, trong số các vụ bạo hành y tế, 70% nạn nhân là bác sỹ, 15% là điều dưỡng. 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sỹ đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân, 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà. Những vụ bạo hành về tinh thần, mà hậu quả để lại tuy vô hình, song lại có tác động không nhỏ, gây tâm lý bất an, thậm chí hoang mang, đối với cán bộ, nhân viên y tế.
Ông Ngọ Duy Hiểu- Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phát biểu. Ảnh PT
Đặt câu hỏi "Ai sẽ chăm lo, phục vụ nhân viên ngành y tế" tại hội thảo, ông Ngọ Duy Hiểu- Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho hay, bản thân nhân viên ngành y tế cũng đang làm việc trong môi trường nhiều khó khăn, thậm chí rủi ro cao. Đó là môi trường lao động luôn chứa đựng những yếu tố liên quan đến bệnh tật, bất an, tâm lý… Hiện ngành do thiếu nhân lực nên phải làm việc với điều kiện yêu cầu hết sức căng thẳng, nhiều bác sĩ phải tiến hành mổ hàng chục giờ, có nhiều nhân viên y tế có những giấc ngủ không ngon. Nhiều nhân viên y tế khó khăn, nhất là ở vùng sâu vùng xa, y tế cắm bản cả năm có khi không được gặp người thân.
"Xã hội thường đòi hỏi nhân viên y tế nhiều nhưng hiểu công việc của nhân viên y tế ít. Nếu có máy đo đếm về tâm lý môi trường của con người thì có lẽ môi trường tâm lý ở bệnh viện là đặc biệt nhất. Tâm trạng, nhịp tim đập mạnh nhất có lẽ ở bệnh viện. Một môi trường thách thức và nhiều rủi ro cho nhân viên y tế. Chương trình bảo vệ blouse trắng triển khai mong rằng mỗi một nhân viên y tế được chăm lo, sẽ có thêm nhiều người dân được bảo vệ sức khỏe" ông Hiểu nhấn mạnh.
Mục tiêu của chương trình bảo vệ blouse trắng là tuyên truyền để phát hiện gương người tốt, lan tỏa hình ảnh đẹp, chân thực của đội ngũ CCVCLĐ ngành y tế dù có nhiều áp lực về công việc nhưng vẫn vượt qua, làm tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Song song, Chương trình đề xuất xây dựng chính sách nhằm chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên Công đoàn ngành y tế cả nước, đảm bảo có môi trường lao động an toàn cho cán bộ y tế.
Phương Thuận
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.