Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều chất độc hại trong thìa nhựa ăn sữa chua

Thứ hai, 15:05 26/10/2009 | Sống khỏe

Ít ai ngờ trong chiếc thìa nhựa dùng để ăn sữa chua có chứa nhiều chất độc hại do nguyên liệu làm thìa là nhựa tái chế, không qua kiểm soát, không khử độc tố.

 
Với giá 15.000 – 20.000 đồng/kg (gồm cả giá vận chuyển đến tận nơi), các cửa hàng kinh doanh sữa chua không phải lo lắng về thìa nhựa để phục vụ khách hàng bởi 1 kg thìa có tới cả ngàn chiếc.

“Nơi chúng tôi vẫn mua thìa nhựa nhỏ này với lượng lớn là từ các cơ sở xản xuất nhựa tái chế. Có thể mua từ Gia Lâm, Đông Anh hoặc Thanh Trì”, chị Phương Liên, chủ cửa hàng sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa trên phố Chùa Láng cho biết.

Ảnh minh họa.

Chị Liên cho biết việc mua thìa nhựa rất đơn giản, cửa hàng không phải mất công đi tìm. Chính những nơi sản xuất, kinh doanh thìa nhựa có thể tìm đến và giới thiệu, nếu thỏa thuận được về giá cả thì 2 bên trao đổi tiền – hàng.

“Tôi thực sự cũng không biết là thìa đó có đảm bảo an toàn hay không. Mình chỉ là người mua thìa về thôi, còn chất lượng thìa thế nào thì chắc phải có cơ quan chức năng quản lý rồi”, chị Liên nói.

Vì dễ mua, giá lại quá rẻ nên khách mua sữa chua có thể được cửa hàng đưa cho bao nhiêu thìa nhựa tùy thích. Nhưng thực tế thìa nhựa này chứa rất nhiều chất độc hại.

Kết quả phân tích cho thấy thìa nhựa dùng để ăn sữa chua có chứa quá nhiều chất độc với hàm lượng cao hơn gấp nhiều lần so với mức được cho phép.

Ông Trần Sung, đến từ Viện Hóa học cho biết: “Trước đây Viện đã từng làm xét nghiệm, phân tích thành phần của chiếc thìa nhựa đang được sử dụng để ăn sữa chua (hoặc thực phẩm khác). Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng có trong thìa nhựa này rất cao”.

Các độc chất tìm thấy trong thìa nhựa là chì, họat chất cadimi, cacbonat với hàm lượng 20%. Trong khi đó, mẫu chuẩn đạt đủ điều kiện để sử dụng thì không chứa các chất này.

Theo ông Sung, hàm lượng kim loại độc nặng như trên cho thấy thìa nhựa được sản xuất từ nhựa tái chế không rõ nguồn gốc, không được khử khuẩn nghiêm ngặt theo quy định. Do đó, trong thìa nhựa sẽ có chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nếu các loại thìa này được tái chế từ rác thải y tế thì nguy cơ độc hại càng cao, nhất là với trẻ em.

Một điểm nguy hiểm nữa là thìa nhựa như trên thường được sử dụng để xúc sữa chua, một loại đồ ăn có độ PH thấp. Tuy nhiên, các độc tố kim loại nặng trên lại dễ bị hòa tan trong môi trường có độ PH thấp. Do đó, khả năng các độc tố tan và khuếch tán vào sữa là hoàn toàn có thể xảy ra, người tiêu dùng ăn vào sẽ rất độc hại. Nó có thể không gây ngộ độc tức thời nhưng nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm (tim mạch, gan, thận, ung thư, …)

“Hiện nay có loại thìa gỗ nhỏ có thể sử dụng để ăn sữa chua được. Người dân nên sử dụng loại này, như thế có thể sẽ tốt hơn”, ông Sung khuyến cáo.
 
 
Theo Afamily
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 8 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 ngày trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Top