Nhiều khó khăn, thiếu thốn khi thực hiện Chương trình phổ thông mới
Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Bộ GD&ĐT đã phối hợp, từng bước tháo gỡ trên cơ sở kiên trì, khắc phục từng bước.
Hai năm "vật lộn" với khó khăn, thiếu thốn
Trao đổi với PV Dân trí, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đến thời điểm này, có thể nhận định việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình phổ thông mới) đã đi được gần nửa chặng đường, đang diễn ra theo đúng lộ trình và tất cả các địa phương đều đã đồng loạt vào cuộc, nỗ lực triển khai thực hiện.
Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW, việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một trong những việc lớn nhất, dài nhất, khó khăn nhất, thách thức nhất và sẽ tạo ra những thay đổi sâu sắc nhất cho giáo dục.

Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Ảnh: Mỹ Hà
Chính thức đi vào thực hiện từ năm 2020 với nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là vừa phải vật lộn với dịch bệnh vừa thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, song có thể nói nửa chặng đường triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện ở các phương diện: Triển khai đúng tiến độ, đúng kế hoạch, đồng bộ trên cả nước và tất cả các địa phương đã vào cuộc.
Hiện chưa có bản tổng kết nào có thể kể hết được những công việc sáng tạo, bền bỉ, âm thầm của từng địa phương, nhà trường, thầy cô giáo để triển khai chương trình.
Có được những kết quả ở giai đoạn đầu tiên, công đầu thuộc về các Sở GD&ĐT, các nhà trường và đội ngũ giáo viên đứng lớp.
Trước mắt vẫn còn nhiều vướng mắc, còn nhiều việc chưa hài lòng, còn nhiều việc phải làm tốt hơn, nhưng vẫn phải nhìn nhận rằng việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đạt được những mục tiêu rất căn bản. Nhìn tổng thể, những gì chưa làm được là bộ phận, nhỏ hơn rất nhiều so với thành quả đã đạt được.
"Ngành Giáo dục còn nhiều việc cần phải làm trong nửa chặng đường tiếp theo. Trong đó, trước hết cần thống nhất: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là quyết tâm chính trị của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, của đất nước, do đó, đây là nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành và chỉ được phép thành công.
Từ ý chí, quyết tâm như vậy, chúng ta cần tiếp tục có thêm những thuyết phục với chính quyền địa phương, phụ huynh…, để tiếp tục tạo sự chia sẻ, đồng thuận với quá trình thực hiện đổi mới", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Giáo viên là "chiến sĩ" trên mặt trận đổi mới
Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có rất nhiều việc phải làm, trong đó phần việc quan trọng là tập huấn, hỗ trợ cho lực lượng giáo viên về các môn học mới và phương pháp giảng dạy mới.
Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên dạy các môn học mới, Bộ GD&ĐT đã kiến nghị với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc sắp xếp một lượng biên chế giáo viên có thể tuyển dụng để đáp ứng căn bản số lượng này.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã năng động, linh hoạt huy động các nguồn nhân lực có trình độ, phù hợp, tăng cường kỹ năng sư phạm để lực lượng này tham gia giảng dạy, nhất là đối với môn Tin học và môn Ngoại ngữ…

Sẽ có những biến chuyển về thu nhập của giáo viên trong thời gian tới. Ảnh: Mỹ Hà
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trước hết cần ghi nhận, động viên, khích lệ, kịp thời tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tối đa cho đội ngũ giáo viên, bởi họ chính là những "chiến sĩ" trên mặt trận đổi mới.
"Quốc hội đã thông qua việc tăng lương cho đối tượng công chức, viên chức từ ngày 1/7/2023, trong đó có giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đề xuất về điểu chỉnh mức phụ cấp cho giáo viên cũng đã được Bộ GD&ĐT trình Chính phủ xem xét, quyết định. Như vậy, chắc chắn sẽ có những biến chuyển về thu nhập của giáo viên trong thời gian tới", Bộ trưởng khẳng định.
Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quản lý điều hành để điểu chỉnh và sẽ không ngại điểu chỉnh để phù hợp với yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thực tiễn.
Một trong những văn bản quan trọng nhất sẽ được Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng trong thời gian tới là Luật Nhà giáo.
Thực tế triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho thấy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Thời gian qua, những vấn đề này đã được Bộ GD&ĐT cùng các Bộ, ngành, địa phương từng bước tháo gỡ. Quan điểm vẫn là phải tiếp tục kiên trì để khắc phục từng bước.
Với nhóm việc về chuyên môn, cần tăng cường hơn nữa trao đổi chuyên môn hai chiều giữa Bộ và các Sở GD&ĐT, nhà trường, giáo viên; các vấn đề về chuyên môn phát sinh phải xử lý ngay.
"Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, cải cách nên hàng ngày, hàng giờ phải lắng nghe việc triển khai thực tế như thế nào, giáo viên lên lớp có khó khăn gì.
Thời gian qua, các đơn vị của Bộ GD&ĐT đã kịp thời lắng nghe, trao đổi, gỡ khó cho địa phương, nhà trường, giáo viên. Tuy nhiên, việc này cần được làm ráo riết hơn nữa", Bộ trưởng nói

Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi
Giáo dục - 2 giờ trướcSuốt 4 năm Nguyễn Tất Minh học tập tại Hà Nội, bố em vẫn luôn đồng hành cùng con. Ngoài giờ Minh tới lớp, bố em xin đi làm bảo vệ cho một quán cà phê, bơm nước cho trường để có thêm thu nhập.

Hành trình Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi: Nơi Văn phòng phẩm Hồng Hà đồng hành gieo mầm tri thức cho tương lai
Giáo dục - 2 giờ trướcCuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi 2025 tại Hà nội đã đến hồi kết với nhiều gương mặt nhí tỏa sáng không chỉ bằng kiến thức văn toán mà còn bằng nét chữ sạch đẹp gọn gàng.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dục - 3 giờ trướcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025
Giáo dục - 6 giờ trướcNăm 2025, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tuyển 525 chỉ tiêu lớp 10 với 5 khối chuyên; mỗi khối chuyên tuyển 105 em. Trong đó, khối chuyên Tin có tỷ lệ chọi cao nhất, lên đến 1/8,1.

Bí quyết học và ôn thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2025 đạt điểm cao
Giáo dục - 1 ngày trướcLà người đang đồng hành với học sinh lớp 12, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán (Hà Nội) chia sẻ các bí quyết ôn luyện cấp tốc môn Toán để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

8 tổ hợp xét tuyển vào trường Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm học 2025-2026.

“Tiếp sức mùa thi” 2025 ứng dụng công nghệ AI trong hỗ trợ, giúp thí sinh bớt áp lực, thi cử nhẹ nhàng
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ năm 2025 chính thức khởi động trên quy mô toàn quốc với thông điệp ‘mùa thi hạnh phúc’. Chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, công nghệ AI trong hỗ trợ, giúp thí sinh bớt áp lực, thi cử nhẹ nhàng.

Các trường đại học kinh tế top đầu đồng loạt tăng học phí 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcDưới đây là thông tin về học phí các trường đại học kinh tế top đầu trên cả nước năm học 2025-2026 để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Hà Nội công bố 30 số điện thoại 'nóng' hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục - 2 ngày trướcHà Nội vừa công bố 30 số điện thoại nhằm hỗ trợ phụ huynh các thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Triệu thí sinh cần nắm rõ quy định này khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Thí sinh cần nắm rõ các quy định liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, tránh vi phạm quy chế thi và bị xử lý. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.