Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người đang cầm điện thoại sai cách suốt những năm qua: Nghiêm trọng có thể gây đau dây thần kinh, các ngón tay bị co cứng hoặc viêm

Thứ tư, 16:48 03/11/2021 | Sống khỏe

Mỗi người trẻ ngày nay sử dụng điện thoại di động khoảng 6-8 tiếng/ngày hoặc hơn, trong khi đó ở người lớn tuổi bằng 1/2 hoặc 1/3 con số này. Tuy nhiên, điều mà mọi người có thể không biết là trước giờ chúng ta vẫn cầm nó sai cách.

Bạn cầm điện thoại di động của mình như thế nào? Theo tờ Huffington Post của Anh, đa số người dùng sẽ sử dụng ngón tay út để đỡ trọng lượng của điện thoại. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn được đặt phía sau thân máy và ngón cái lướt, trượt màn hình. Khi sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, ngón út và ngón cái thường là ngón bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ben Lombard, thành viên của Viện Vật lý trị liệu Chartered cho biết, nếu duy trì động tác như vậy trong thời gian dài sẽ chèn ép các dây thần kinh và gây khó chịu ở cổ tay và cánh tay.

Ông Lombard giải thích thêm rằng khi mọi người sử dụng điện thoại di động, họ đã quen với việc sử dụng ngón tay út làm điểm tựa và hơi uốn cong cổ tay, nhưng điều này sẽ làm tăng sức nén của dây thần kinh ulnar. Dây thần kinh ulnar là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay, nó kéo dài từ bên trong khuỷu tay, dọc theo mặt trong của cẳng tay đến lòng bàn tay và ngón út, có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các cơ của cẳng tay.

 - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu năm 2017, hội chứng ống cổ tay (hội chứng kênh Guyon) có liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài. Các cử động tay lặp đi lặp lại như đánh máy hoặc cầm điện thoại trong thời gian dài sẽ gây ra hội chứng ống cổ tay, gây đau, tê, ngứa ran và giảm lực cầm nắm.

Để tìm hiểu xem liệu việc sử dụng điện thoại thông minh có làm tăng cơ hội mắc bệnh của mọi người hay không, Peter White, giáo sư trợ lý Khoa Công nghệ y tế và tin học tại Đại học Bách khoa Hồng Kông cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một cuộc khảo sát với 500 sinh viên Đại học Hồng Kông. Họ chia sinh viên thành hai nhóm: những người sử dụng thiết bị di động hơn 5 giờ một ngày và những người ít dùng (ít hơn 5 giờ một ngày). Hơn một nửa (54%) nhóm dùng thiết bị di động nhiều bị đau và/hoặc khó chịu về cơ xương khớp, so với 12% của nhóm còn lại.

Trong số 54% người thường xuyên dùng thiết bị di động đó, có 48 sinh viên dành hơn 9 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại di động. Các sinh viên không bị khó chịu về cơ xương khớp là những người dành ít hơn 3 giờ mỗi ngày cho các thiết bị di động.

Ngoài việc chú ý đến động tác lướt điện thoại, ông Lombard nhắc nhở mọi người khi đứng, đầu sẽ nhìn xuống màn hình điện thoại, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho cột sống cổ, thậm chí nằm nghiêng với điện thoại sẽ khiến cổ bị kéo căng trong thời gian dài, và nó cũng sẽ chèn ép dây thần kinh cổ.

 - Ảnh 2.

Đối với người lớn tuổi, điều này cũng diễn ra tương tự. Dù thời gian sử dụng các thiết bị di động của họ ít hơn so với người trẻ, thường chỉ bằng 1/2 đến 1/3 thời gian người trẻ sử dụng thiết bị di động nhưng do xương khớp của họ có sự suy yếu theo tuổi tác nên thậm chí ảnh hưởng của việc cầm điện thoại sai cách còn nặng nề hơn cả.

Ông Lombard nhấn mạnh thực ra không có "tư thế tốt nhất để cầm điện thoại di động". Ông gợi ý rằng bạn có thể sử dụng máy tính có màn hình lớn hơn, TV hoặc giảm thời gian sử dụng điện thoại di động.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 2 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 8 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 10 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 11 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Top