Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người mất khứu giác, vị giác sau khi khỏi bệnh COVID-19

Thứ sáu, 19:00 03/12/2021 | Bệnh thường gặp

Mỗi tháng, phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận khoảng 150 người bệnh hậu COVID-19 gặp các vấn đề về khứu giác, vị giác.

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD), tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân NMT (20 tuổi, ngụ tại TP.HCM) do thỉnh thoảng mới ngửi được mùi.

Không ngửi được, tưởng mất luôn "cần câu cơm"

Anh T. là nhân viên pha chế nước hoa nên tình trạng mất mùi ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Các BS phòng khám tai mũi họng đánh giá mức độ mất mùi của anh T. ở mức độ nặng. Bệnh nhân được chỉ định thuốc corticoid tại chỗ (mũi) và toàn thân, kết hợp với một số thuốc hỗ trợ khác.

Bên cạnh đó, bệnh nhân được hướng dẫn bài tập ngửi mùi tại nhà (3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 giây). Sau gần 4 tuần, khứu giác của người bệnh đã dần cải thiện. Sau 2 tháng điều trị, anh T. hồi phục khứu giác hoàn toàn và có thể trở lại với công việc của mình.

Nhiều người mất khứu giác, vị giác sau khi khỏi bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

ThS-BS Trần Thanh Tài khám cho người bệnh thay đổi khứu giác hậu COVID-19. Ảnh: NP

Theo ThS-BS Trần Thanh Tài, Khoa Tai mũi họng BV ĐHYD, mỗi tháng phòng khám tai mũi họng của BV tiếp nhận trung bình khoảng 150 trường hợp người bệnh hậu COVID-19 có các vấn đề về khứu giác, vị giác.

Một nghiên cứu tổng hợp tại Châu Âu năm 2020 cho thấy, khoảng 53% bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thay đổi (mất hoặc giảm) mùi vị. Một báo cáo bước đầu về thay đổi khứu giác và vị giác ở người nhiễm COVID-19 tại BV ĐHYD chiếm khoảng 70%. Triệu chứng giảm hoặc mất mùi vị có thể xuất hiện sớm và thường là triệu chứng ban đầu của COVID-19.

Triệu chứng mất mùi, vị chỉ là tạm thời

Về mặt nguyên nhân, các nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 liên kết với một protein gọi là ACE2 được tìm thấy trên tế bào chủ thể. ACE2 tập trung ở các tế bào trong mũi và miệng. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ACE2 trên các tế bào nâng đỡ bao quanh tế bào thần kinh khứu giác ở mũi và các tế bào vị giác ở lưỡi. Sự tổn thương của các tế bào này dẫn đến phản ứng viêm và tổn thương thần kinh dẫn đến rối loạn mùi vị.

Mất mùi vị có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt một số công việc của người bệnh như ngửi nước hoa, thử rượu, đầu bếp... Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới các vấn đề về dinh dưỡng, trầm cảm, lo âu…

Dù chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu về thay đổi mùi vị ở bệnh nhân COVID-19, nhưng các bài tập khứu giác (tập ngửi), sử dụng thuốc corticoid, thuốc tái tạo thần kinh… được chứng minh có hiệu quả và đang tiếp tục được giới chuyên môn y khoa nghiên cứu, bàn luận.

ThS-BS Trần Thanh Tài cho biết, triệu chứng mất mùi vị do COVID-19 thường là tạm thời, khứu giác và vị giác sẽ tự cải thiện trong vòng 4 tuần, người bệnh không nên quá lo lắng. Nếu tình trạng mất mùi vị kéo dài, người bệnh nên khám tại các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, hậu COVID-19 để được tư vấn chẩn đoán xác định và điều trị phù hợp.

Trường hợp bị mất mùi vị đột ngột nhưng chưa được chẩn đoán xác định mắc COVID-19, người bệnh nên tự cách ly, thực hiện xét nghiệm nhanh và thông báo cho y tế địa phương để được hướng dẫn kịp thời.

Thay đổi khứu giác – vị giác ở bệnh nhân COVID-19 là một trong những phiên đào tạo thuộc chuyên đề Những thông tin về COVID-19 trong thực hành lâm sàng tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ, được cập nhật trong khuôn khổ tuần lễ Khoa học và Đào tạo thường niên trực tuyến BV ĐHYD năm 2021.



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, mọi người không nên chủ quan với biểu hiện đau xương khớp, đau cột sống nhất là khi dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc kèm theo tê bì, yếu chi thì nên cảnh giác hơn về bệnh lý nghiêm trọng chứ không phải thoái hóa.

Top