Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người “từ chối sống hòa bình” với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chỉ vì những sai lầm này

Thứ hai, 23:24 17/12/2018 | Y tế

GiadinhNet - Tổ chức Y tế thế giới dự đoán 2 năm nữa, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ “leo bậc” từ hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong lên hàng thứ 3. Căn bệnh này trong năm 2012 đã cướp đi sinh mạng 3 triệu người.


Khám cho bệnh nhân mắc COPD ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TL

Khám cho bệnh nhân mắc COPD ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TL

4,1% người từ 40 tuổi trở lên mắc phổi tắc nghẽn mạn tính

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh khiến 3 triệu người chết trong năm 2012, tương đương với 6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Theo dự đoán của WHO, số người mắc bệnh COPD sẽ tăng gấp 3 - 4 lần trong thập kỷ này và dự đoán đến năm 2020, bệnh sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3.

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết, thì có gần 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Riêng với bệnh COPD, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ mắc trong cộng đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2%. Theo những kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,1% ở người trên 40 tuổi. Các chuyên gia cũng nhận định, bệnh COPD ở Việt Nam có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rét đậm rét hại trong tuần qua đã khiến bệnh nhân nhập viện tăng 15 - 20% so với ngày thường.

Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh, thời tiết lạnh kèm mưa ẩm là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đợt kịch phát của bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Trung tâm, mỗi năm tiếp nhận khoảng 7.000 bệnh nhân hô hấp nhập viện, trong đó có tới 30% bệnh nhân COPD. Theo TS Chu Thị Hạnh, những ngày đông rét mướt, số bệnh nhân COPD nhập viện lên tới 15 - 20 ca, đa phần là những cơn kịch phát diễn biến rất nặng, phải thở máy. Trong tuần rét vừa qua, có khoảng 170 - 190 bệnh nhân COPD nhập viện điều trị.

BS Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, COPD là bệnh rất hay gặp. Tuy nhiên, người bệnh thường chưa được chẩn đoán sớm và chưa quan tâm đến nó. Bởi lẽ các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không đặc hiệu cho bệnh và giống với các bệnh hô hấp khác. Bệnh nhân thường có các biểu hiện sớm nhất là ho kéo dài, có thể nhiều tháng, nhiều năm. Thứ hai là khi bệnh đã nặng có biểu hiện sức khỏe giảm - bệnh nhân đi lại hoặc làm việc nặng là nhanh mệt hay khó thở. Mức độ này sẽ tăng dần theo mức độ nặng của bệnh. Thông thường khi có biểu hiện khó thở người bệnh mới đi khám và khi đó bệnh không phải là ở giai đoạn sớm.

Tại khoa Phổi tắc nghẽn mạn tính, trung bình mỗi ngày tiếp nhận và điều trị cho hàng chục bệnh nhân. Trước đây, bệnh thường gặp ở nam giới nhưng theo thống kê hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng.

Sai lầm trong điều trị COPD khiến bệnh nặng thêm

Là bệnh mạn tính, COPD là bệnh phải điều trị cả đời, không thể chữa khỏi nhưng nếu được quản lý tốt thì người bệnh sống chung với bệnh rất “hoà bình”. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị lại có những sai lầm khiến bệnh trầm trọng hơn. Đơn cử là việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị, hoặc tuân thủ điều trị nhưng sử dụng thuốc lại không đúng cách, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, chưa chú ý đến phục hồi chức năng hô hấp và nhất là vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khiến bệnh không được cải thiện.

Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh, sai lầm phổ nhất của bệnh nhân COPD là chỉ dùng thuốc đều trong đợt kích phát bệnh, khi bệnh đỡ rồi lại hay quên, không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ khiến bệnh nhân trở nặng, chi phí điều trị tốn kém. BS Hạnh phân tích, nếu không tuân thủ điều trị thì khi bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng, chỉ tính đơn giản một bộ máy thở không xâm nhập và máy chiết xuất oxy chi phí lên đến 50 - 100 triệu đồng. Những bệnh nhân COPD có suy hô hấp mạn tính và CO2 máu tăng cao, mệt cơ hô hấp hay có hiện tượng ngừng thở khi ngủ... thường phải chỉ định thở máy không xâm nhập tại nhà sẽ phải mua bộ máy này. Trong khi đó, nguy cơ “tổn thất” này sẽ giảm thiểu nếu bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị dự phòng.

Cũng liên quan đến việc dùng thuốc, bệnh nhân COPD phải giữ nguyên tắc đúng kỹ thuật, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thuốc phân bổ vào phổi tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối đa.

Với bệnh COPD, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, thuốc lào chủ động hoặc thụ động (hít mùi thuốc); đun bếp củi, bếp than... Tuy nhiên rất nhiều người vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này. Đặc biệt trong mùa rét như hiện nay, nhiều gia đình sử dụng bếp than sưởi ấm mà không hề biết rằng, ngoài nguy cơ bị ngộ độc khí CO thì đây cũng là tác nhân gây nên các đợt cấp của COPD.

Trong mùa lạnh, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân COPD cần thực hiện tiêm phòng cúm, sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch trong mùa lạnh. Bởi khi bị cúm, nhiễm vi khuẩn, virus, không khí lạnh là một dạng stress gây khởi phát cơn cấp. Bệnh nhân cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nên có thể ăn đồ loãng, đồ nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu, tránh uống nước đá, đồ ăn lạnh. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh. Việc luyện tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân COPD cũng rất quan trọng, tuyệt đối không đi thể dục ngoài trời lúc 5 - 6h sáng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cũng như các bệnh không lây nhiễm khác đã và đang làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây ra tàn phế, tử vong và các gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tuyến tụy của bệnh nhân viêm lan rộng, có hoại tử và xuất hiện nhiều ổ dịch quanh tụy. Đây là mức độ nặng nhất của viêm tụy cấp.

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Y tế - 4 ngày trước

Sáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa đồng thời thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt.

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Thời sự - 5 ngày trước

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều nay (18/6), tại trụ sở Bộ Y tế, Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thời sự - 5 ngày trước

Ngày 18/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng một số cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Y tế - 6 ngày trước

Nhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 1 tuần trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Top