Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người Việt chỉ còn dành 21.000 đồng uống cà phê

Thứ hai, 07:13 24/03/2025 | Xu hướng

Người dùng không còn chạy theo thương hiệu hay không gian sang trọng, mà tập trung vào giá trị thực của đồ ăn thức uống, với mức ưu tiên giá từ 21.000- 35.000 đồng.

Khác với những năm trước mạnh tay chi cả 100 nghìn đồng để uống ly cà phê có thương hiệu và trải nghiệm không gian sang trọng, báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực của iPos.vn cho thấy năm 2024, người tiêu dùng Việt giảm mạnh chi tiêu cho các hoạt động cà phê, ăn uống bên ngoài.

Rõ rệt nhất là xu hướng dịch chuyển từ các phân khúc giá cao và trung cao xuống các phân khúc bình dân và trung cấp. Nhóm người tiêu dùng sẵn sàng chi từ 35.000 - 50.000 đồng/lần uống cà phê trong năm 2023 chiếm 47,7% giảm xuống chỉ còn 31,5% trong năm 2024.

Thay vào đó, mức chi 21.000 - 35.000 đồng tăng từ 29,6% trong năm 2023 đã tăng lên 40% trong năm 2024. Mức giá dưới 20.000 đồng cũng tăng số lượng thực khách sử dụng từ 4,3% lên tới 12,3%.

Nhiều người Việt chỉ còn dành 21.000 đồng uống cà phê - Ảnh 1.

Không còn ưu tiên quán sang trọng, có thương hiệu, người Việt chỉ còn dành 21.000-35.000 đồng uống cà phê. (Ảnh minh họa)

Gây bất ngờ nhất, phân khúc cao cấp (từ 70.000 đồng trở lên) vốn đã thấp ở mức 7,3% trong năm 2023 tiếp tục giảm còn 5,1%. Trước đó, báo cáo 6 tháng đầu năm 2024 của đơn vị này còn thể hiện mức chi tiêu của phân khúc cao cấp này vẫn đang chiếm 6,4%.

Theo iPos, năm 2024, phân khúc đồ uống 21.000 - 35.000 đồng dẫn đầu xu hướng tiêu dùng. Khảo sát cho thấy 40,6% uống thường xuyên mức giá này. Điều này phản ánh xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển mạnh về các sản phẩm đồ uống bình dân, phù hợp với các mô hình cà phê truyền thống, trà sữa phổ thông và quán mua mang về. Xu hướng này cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cà phê, trà sữa bình dân.

Cũng vì vậy mà trong năm 2024, các thương hiệu thuộc phân khúc 35.000 - 50.000 đồng tìm cách giảm giá để mở rộng tệp khách hàng. Việc cạnh tranh trực tiếp với phân khúc thấp hơn giúp họ thu hút thêm khách hàng nhưng đồng thời cũng gây áp lực lớn lên các thương hiệu vốn đã định vị trong phân khúc bình dân.

Ngay cả Starbucks trong năm qua cũng thực hiện hàng loạt chương trình khuyến mãi kết hợp với các đối tác và ứng dụng khách hàng thân thiết, với mức giảm tới 35.000 đồng cho mỗi món đồ uống. Khách mang theo ly còn được giảm thêm 10.000 đồng.

Cũng như cà phê, đồ uống, bữa sáng của người Việt cũng tập trung ở phân khúc 21.000 - 30.000 đồng. Đáng chú ý, năm qua người Việt đã quan tâm đến bữa ăn sáng nhiều hơn, khi có 25% thực khách trả từ 31.000 đồng trở lên cho bữa sáng, cao gần gấp đôi so với mức 14,3% của năm trước.

Nhiều người Việt chỉ còn dành 21.000 đồng uống cà phê - Ảnh 2.

Phân khúc cà phê hạng sang dù giảm tỷ lệ người dùng nhưng vẫn có lượng khách riêng. (Ảnh minh họa: Hà Linh)

Khác biệt nữa là bữa ăn trưa được nâng lên cao cấp hơn. Hơn một nửa người Việt lựa chọn ăn trưa với giá tiền 31.000 - 50.000 đồng. Còn bữa trưa dưới 30.000 đồng đã giảm mạnh từ 33,9% năm 2023 xuống chỉ còn 8,8% trong năm 2024. Mặc dù chi tiêu trung bình cho bữa trưa tăng lên, nhưng tần suất ăn trưa bên ngoài không tăng.

Phân khúc 31.000 - 50.000 đồng cũng được nhiều người dùng lựa chọn cho bữa tối, với tỷ lệ 39,7%. Nhóm chọn mức 51.000 - 70.000 đồng và 71.000 - 100.000 đồng cho ăn tối cũng lần lượt tăng lên 22,7% và 12,3%.

Năm 2025, gần một nửa doanh nghiệp đồ uống cho biết họ có kế hoạch tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí nhân công, nguyên liệu mặt bằng đang tăng giá mạnh. Tuy nhiên, về phía người dùng, khảo sát cho thấy phần lớn muốn duy trì mức chi tiêu ổn định, không nhiều người tăng chi tiêu. Trong đó, đa số thực khách vẫn có xu hướng sử dụng thức uống bình dân, tập trung vào giá từ 21.000 - 35.000 đồng.

Nhiều người Việt chỉ còn dành 21.000 đồng uống cà phê - Ảnh 3.

Dự báo, 6 tháng đầu năm thị trường kinh doanh ẩm thực vẫn chịu ảnh hưởng từ sự thắt chặt chi tiêu và tâm lý thận trọng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm, kinh doanh ẩm thực được kỳ vọng dần phục hồi nhờ sự tăng trưởng chung của kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh dần ổn định, đồng thời tiêu dùng cải thiện.

Ngành F&B năm nay dự kiến đạt doanh thu 755.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 9,6% so với năm 2024. Nguyên nhân mức tăng trưởng dự báo giảm gần một nửa so với năm 2024 là từ những khó khăn kinh tế như làn sóng thất nghiệp, tình trạng giảm lương trong khối doanh nghiệp tư nhân, và quá trình tinh giản bộ máy... khiến nhiều người dân phải thắt chặt chi tiêu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?

Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?

Xu hướng - 1 ngày trước

Dù đang vào mùa nhưng trái cây Thái Lan như: bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… lại ít lạ thường

Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt

Loại sầu riêng mới giá lên tới gần 800.000 đồng/kg gây sốt

Xu hướng - 2 ngày trước

Loại sầu riêng này có màu vàng cam bắt mắt, vị đắng ngọt đặc trưng của Malaysia, đang trở thành hiện tượng trên thị trường trái cây cao cấp châu Á với mức giá lên tới 130 RM/kg.

Một loại cá bán đầy chợ Việt Nam, protein cao hơn cá hồi, vừa được nước giàu nhất Nam Mỹ nhập khẩu trở lại

Một loại cá bán đầy chợ Việt Nam, protein cao hơn cá hồi, vừa được nước giàu nhất Nam Mỹ nhập khẩu trở lại

Xu hướng - 3 ngày trước

Năm ngoái, xuất khẩu loại cá này giúp Việt Nam thu về 41 triệu USD.

Trung Quốc chi gấp 20 lần mua loại hải sản bán đầy chợ Việt

Trung Quốc chi gấp 20 lần mua loại hải sản bán đầy chợ Việt

Xu hướng - 4 ngày trước

Không chỉ tôm hùm, 3 tháng đầu năm nay, Trung Quốc còn chi tiền gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua một loại hải sản có bán đầy chợ Việt.

Giá xuất khẩu một loại hạt của Việt Nam tăng 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg

Giá xuất khẩu một loại hạt của Việt Nam tăng 1.300%, chợ bán 1,6 triệu đồng/kg

Xu hướng - 5 ngày trước

Một loại hạt màu xanh của Việt Nam vừa có giá xuất khẩu tăng đột biến 1.306%, cao gấp gần 4 lần so với hạt tiêu đen - loại vẫn được mệnh danh là ‘vàng đen’.

Biệt thự, liền kề Hà Nội dưới 20 tỷ đồng trở nên khan hiếm: Giới nhà giàu đang đổ tiền vào đâu?

Biệt thự, liền kề Hà Nội dưới 20 tỷ đồng trở nên khan hiếm: Giới nhà giàu đang đổ tiền vào đâu?

Xu hướng - 6 ngày trước

Theo Savills, cơ cấu giá biệt thự, liền kề tại Hà Nội tiếp tục dịch chuyển lên mức cao khi sản phẩm trên 30 tỷ đồng chiếm 36%, trong khi nhóm dưới 20 tỷ ngày càng khan hiếm. Trước thách thức về kỳ vọng lợi nhuận và giá cao, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng tìm kiếm cơ hội tại các tỉnh vệ tinh với mức giá dễ tiếp cận hơn.

Loại quả Việt Nam có 2 triệu tấn, khách Mỹ và Trung Quốc tranh mua để giải nhiệt

Loại quả Việt Nam có 2 triệu tấn, khách Mỹ và Trung Quốc tranh mua để giải nhiệt

Xu hướng - 1 tuần trước

Dừa – loại quả đang sốt giá trên toàn cầu khi nguồn cung khan hiếm do dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Loại quả này ở Việt Nam mỗi năm cho sản lượng khoảng 2 triệu tấn, được khách Trung Quốc và Mỹ thích mê.

Không phải sầu riêng, một báu vật triệu đô của Việt Nam đang lên cơn sốt giá trên toàn thế giới, Mỹ và Trung Quốc nhập khẩu hàng đầu

Không phải sầu riêng, một báu vật triệu đô của Việt Nam đang lên cơn sốt giá trên toàn thế giới, Mỹ và Trung Quốc nhập khẩu hàng đầu

Xu hướng - 1 tuần trước

Loại quả này tăng giá mạnh khi các nhà sản xuất lớn như Philippines, Indonesia, Việt Nam đang chứng kiến nguồn cung bị hạn chế do ảnh hưởng của thời tiết.

Loại cây ‘hái ra tiền’ ở vùng đất Tây Nguyên

Loại cây ‘hái ra tiền’ ở vùng đất Tây Nguyên

Xu hướng - 1 tuần trước

Nhiều nông dân ở Đắk Nông, Đắk Lắk có thể kiếm được 500-700 triệu đồng/năm từ 1ha ca cao, thậm chí có hộ thu được tới 1 tỷ đồng. Ca cao đang trở thành loại cây 'hái ra tiền' cho đồng bào Tây Nguyên.

Top