Nhiều người Việt tự huỷ hoại lá gan của mình
Nhiều người mắc bệnh viêm gan nhưng không tuân thủ tái khám và dùng thuốc định kỳ, bỏ điều trị, thậm chí dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc khiến bệnh viêm gan ngày càng nặng hơn.
Tử vong vì uống thuốc nam
Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có tới 10 triệu người nhiễm viêm gan B, tức là cứ 100 người thì có 20 người nhiễm virus viêm gan B, 1 triệu người nhiễm viêm gan C và số người nhiễm viêm gan vẫn đang có chiều hướng gia tăng.
Người bị nhiễm virus viêm gan thường không có triệu chứng hoặc có biểu hiện không rõ ràng. Những trường hợp nặng có thể gây ra suy gan cấp hoặc diễn biến kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan .
BS.Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới cảnh báo tình trạng dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc là hủy hoại sức khỏe. Thực tế có nhiều bệnh nhân mắc viêm gan B đã tự ý bỏ điều trị, nghe theo lời đồn thổi và lãnh hậu quả.
Trường hợp bệnh nhân N.V.H (43 tuổi, Hà Nội) được đưa vào viện trong tình trạng suy gan nặng.
Trước đó, bệnh nhân này bị viêm gan B mạn tính suốt 20 năm nhưng vẫn sống khỏe mạnh do điều trị thuốc kháng virus viêm gan. Do anh H. chán nản vì phải sống chung với thuốc suốt đời nên anh tự ý bỏ điều trị, dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Sau 2 tháng uống thuốc nam, anh H. thấy người mệt mỏi dần, chán ăn, vàng da vàng mắt, tri giác lơ mơ. Vào viện trong tình trạng suy gan nặng, đã được điều trị tích cực nhưng tình trạng suy gan không hồi phục và gia đình đành xin bệnh nhân về để chết.
Tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, các bác sĩ thường xuyên gặp bệnh nhân nghe theo cách chữa truyền miệng uống loại thuốc này thuốc kia, tự ý bỏ điều trị của bác sĩ như trên không phải là hiếm gặp.
Nhiều người may mắn hơn không mất mạng thì cũng phải lại nhập viện trong tình trạng nặng, điều trị khó khăn, tốn kém.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo người dân không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng. Khi có bệnh, cần đi khám và điều trị theo đúng phác đồ, đúng thuốc, tránh tự ý bỏ điều trị, bệnh không khỏi mà còn nặng hơn, thậm chí là mất mạng.
Còn bỏ thói quen tự điều trị
Theo TS Trần Quốc Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương người Việt Nam có cả thói quen tốt và chưa tốt.
Một số thói quen xấu như uống kháng sinh không có đơn thuốc, từ thuốc rẻ nhất tới đắt nhất, làm như vậy rất tùy tiện, không biết cơ thể thiếu gì, cần thuốc gì. Đó là thói quen mà chúng ta nên sửa đổi.
Kể cả thuốc Y học cổ truyền cũng tự ý mua và dùng, tự lấy lá nọ lá kia uống.
Tất nhiên chưa thấy hại ngay nhưng thói quen đó không nên. Chúng ta cần tôn trọng bác sĩ chuyên môn chỉ định hay không.
TS Bình cho biết lá thuốc y học cổ truyền ít tác dụng phụ độc hại, nhưng không có nghĩa là không có hại. Cần có tư vấn để có tác dụng tốt nhất. Ví dụ tự ý uống linh chi chưa chắc đã có tác dụng gì.
Nếu gan hơi yếu thì có thể linh chi. Nhưng nếu đông trùng hạ thảo lại không bổ gan đâu, mà bổ thận hoặc bổ phế.
Chứ nếu viêm gan mà uống đông trùng hạ thảo lại không thiết thực. Cần có ý kiến chuyên môn mới định hướng chuẩn được. Dùng cây lá tùy tiện chưa chắc đã hay, không có tác dụng gì mà lại mất thời gian.
Nhất là khi bệnh nhân đã có bệnh gan nếu điều trị thuốc lá cần hết sức cẩn trọng. Trong điều trị bệnh, đông y thường nhìn bề nổi, thường nhìn các triệu chứng.
Nói là chữa khỏi cứ nhìn các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, ăn ngủ kém hoặc đau thượng hạ sườn thấy đỡ tưởng là khỏi.
Các ông lang thường nói chữa khỏi bệnh gan, nhưng nếu đi sâu vào tiêu chuẩn để khỏi được bệnh gan còn cần rất nhiều yêu cầu của khoa học, xét nghiệm định lượng virus trở về âm tính mới gọi là khỏi được.
Chứ cứ qua triệu chứng lâm sàng thấy khá lên mà bảo là khỏi, các ông lang bà mế hay tuyên truyền như vậy.
Theo TS Bình để điều trị bệnh hiệu quả cần đánh giá y học cổ truyền trên nền của khoa học hiện đại để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cây lá nào sử dụng trên bệnh gan mật cũng cần tư vấn về chuyên môn, trên cơ sở khoa học để sử dụng đúng nhất y học cổ truyền, lựa chọn sản phẩm y học cổ truyền có thể dùng hàng ngày, dùng theo đợt, sống chung với nó, phải khoa học.
Theo Infonet.vn
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 48 phút trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 4 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 6 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 7 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.