Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng vaccine "thần tốc" ở TP.HCM
GiadinhNet - Trong những ngày cao điểm chống dịch COVID-19, việc thực hiện chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất từ trước đến nay là thử thách năng lực y tế của TP.HCM. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Thành phố và các tỉnh thành khác trên cả nước.
TP.HCM dự kiến hoàn tất chiến dịch tiêm vaccine "thần tốc" vào ngày 26/6 và dành 1 ngày để tiêm vét (27/6) với số lượng hơn 800.000 liều được Chính phủ phân bổ.
Suốt cả tuần qua, không chỉ các nhân viên y tế mà các lực lượng khác cũng đã có sự hỗ trợ, nỗ lực hết mình cho công tác tiêm chủng lớn của thành phố. Tuy nhiên, chiến dịch vẫn diễn ra chậm hơn kế hoạch một ngày, đến 28/6 là hoàn tất.
Trong những ngày cao điểm chống dịch, việc thực hiện chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay là thử thách năng lực y tế của TP.HCM. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Thành phố và các tỉnh thành khác trên cả nước.

Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 lớn nhất lịch sử tại TP.HCM đã thành công. Ảnh: HCDC
Ngày trước đìu hiu, hôm sau ùn ứ
Ngày 19/6, TP.HCM mở màn chiến dịch tiêm vaccine COVID-19, tiêm được cho 877 người. Ngày 20/6, Thành phố thành lập thêm các điểm ở khu công nghiệp, khu chế xuất và tiêm được 5.740 lượt. Đến sáng 21/6, các quận huyện làm công tác kiểm tra, chiều cùng ngày bắt đầu triển khai đồng loạt việc tiêm đại trà cho cộng đồng và chuẩn bị cho công tác tiêm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên, lúc này, các điểm tiêm "dã chiến" ở trường học thưa thớt người đến.
"Ngày đầu tiên người dân đi tiêm ít vì họ bị động do nhận được tin báo đi tiêm vaccine quá gấp, mặc dù trước đó lên danh sách rồi nhưng họ không nắm trước. Có một số trường hợp không đến, nhân sự thì chúng ta đã chuẩn bị đủ 5 đội cho 500 mũi tiêm trong ngày mà không có người đến thì hao tốn công sức của mọi người ngồi chờ", một bác sĩ ở Quận 1 chia sẻ.
GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thừa nhận những ngày đầu thực hiện chiến dịch tiêm chủng còn nhiều thiếu sót, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa đơn vị được tiêm, người đến tiêm, địa điểm tiêm, công tác bảo an ninh trật tự. Cũng theo ông Bỉnh, đây là lần đầu tiên TP.HCM tổ chức nhiều điểm tiêm di động, cần các đội cấp cứu thường trực, huy động chuyên gia cấp cứu từ nhiều nơi. Đây cũng là một bài học để công tác tổ chức được tốt hơn trong những lần sau, vì theo tính toán, TP.HCM cần 15 triệu liều vaccine để tiêm 2 mũi cho 75% dân số.
Lo lắng trước tiến độ tiêm vaccine tại TP.HCM, sáng 22/6, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị lãnh đạo TP.HCM khẩn trương triển khai tiêm chủng ngay số vaccine được cấp. Bộ Y tế cũng đã kịp thời hỗ trợ Thành phố 200 bác sĩ tham gia khám sàng lọc và cấp cứu, cùng với việc TP.HCM chủ động tăng cường thêm 290 đội tiêm, ngoài 1.000 đội tiêm trước đó, nên đã tiêm được hơn 172.900 người.
Thế nhưng, trái với cảnh "đìu hiu" ngày đầu, trong hai ngày 24 và 25/6 lại xuất hiện tình trạng "ùn ứ", hàng nghìn người đổ về Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11) để tiêm vaccine, khiến lực lượng y tế, công an, dân phòng bị quá tải. Nguyên nhân được cho là Thành phố chưa phân bổ thời gian hợp lý cho các nhóm được tiêm, vì họ chỉ nhận được tin nhắn đến điểm tiêm mà không có khung giờ cụ thể.
Bên cạnh đó, nhiều người nôn nóng được tiêm nên đến sớm, dẫn đến ùn tắc, chen lấn. Trước tình trạng đông đúc, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo Quận 11 cử đội đặc nhiệm đến hỗ trợ điểm tiêm này với hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang, tổ chức, phân luồng người đến tiêm vaccine. Vì vậy, 2 ngày sau không còn cảnh đông nghịt người như trước đó.
Thêm nhiều điểm tiêm và ứng dụng công nghệ thông tin
Ngày 28/6, thông tin với báo chí về công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 tại TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, trong tuần vừa qua, thành phố đã hoàn thành tốt đợt tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay với khoảng 800.000 liều tiêm cho người dân thành phố và các lực lượng ưu tiên. Mặc dù thời gian tiêm chủng chậm hơn 1 ngày so với dự kiến nhưng nếu so với các đợt tiêm chủng trước đây thì tốc độ nhanh gấp 10 lần, toàn bộ người đến tiêm đều được đảm bảo an toàn. Đó là sự nỗ lực đáng khâm phục của không chỉ là nhân viên y tế mà của tất cả các lực lượng tham gia vào đợt tiêm chủng cũng như sự hợp tác của người dân thành phố.
Ông Đức cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân kế hoạch bị chậm do khâu tổ chức chưa đồng bộ giữa các đơn vị, còn có sự hấp dẫn quá lớn của vaccine nên bà con nhiệt tình đến sớm, khiến tập trung đông vào đầu giờ.

Nhiều người dân đến Nhà thi đấu Phú Thọ để tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: TTXVN
Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch của TP.HCM chiều 25/6, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu thành phố phải kiểm soát được khoảng cách nơi tiêm vaccine, không để tập trung đông như ở Nhà thi đấu Phú Thọ, dễ dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Theo chuyên gia dịch tễ học Trương Hữu Khanh, TP.HCM cần mở song song điểm tiêm lưu động và điểm tiêm ở bệnh viện, cơ sở y tế có chức năng tiêm chủng, do số người thuộc diện hoãn tiêm, phải tiêm ở bệnh viện cũng khá nhiều, thậm chí nhiều trường hợp nhẹ nhưng bác sĩ cũng cho hoãn tiêm.
Nhìn lại chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay tại TP.HCM, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, mặc dù lúc đầu còn một số vướng mắc, một vài điểm tiêm đông người chưa tuân thủ giãn cách, tốc độ tiêm thời gian đầu chưa nhanh như mong muốn, song vài ngày sau, TP.HCM đã rút kinh nghiệm, xử lý tốt các thiếu sót, triển khai nhanh chóng hơn việc tiêm ngừa nhằm sớm gia tăng miễn dịch cộng đồng.
Theo ông Trần Đắc Phu, việc áp dụng công nghệ thông tin trong tiêm chủng là rất quan trọng. Nhờ ứng dụng này, có thể lên kế hoạch trước, nhập các thông tin của đối tượng được tiêm, khi họ đến điểm tiêm thì gọi để tiêm và hoàn thành các thông tin đã có sẵn trước đó. Đồng thời dựa vào đó để phân bổ được thời gian, thông báo cho các đối tượng này đến tiêm cũng như công tác theo dõi về sau. Cụ thể, tiêm mũi 1 là ngày nào, mũi 2 ngày nào, sau này tiêm vaccine tiếp như thế nào, việc cấp chứng nhận đã tiêm vaccine ("hộ chiếu vaccine") dễ dàng và nhờ đó liên thông được với quốc tế.
Tính đến chiều 28/6, đã có 731.984 người tại TP.HCM được tiêm vaccine ngừa COVID-19 (trong tổng số khoảng 830.000 đến tiêm), có hơn 96.000 người sau khi khám sàng lọc thì chưa đáp ứng điều kiện sức khỏe để tiêm.
Theo đánh giá, chiến dịch tiêm vaccine cơ bản đã hoàn tất, chỉ còn ít trường hợp được tiêm vào ngày 29/6. Đặc biệt, trong hơn 100 người phản vệ sau tiêm, chỉ có 2 người bị phản ứng độ 4 cũng đã được cấp cứu kịp thời, theo dõi sát, không có một trường hợp nào đáng tiếc xảy ra. Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, từ nay đến cuối năm, Thành phố sẽ tiếp nhận từ 5-10 triệu liều vaccine. Vì vậy Thành phố sẽ thực hiện sơ kết, đánh giá lại một cách nghiêm túc, rút kinh nghiệm để tổ chức hiệu quả hơn trong các chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 các đợt sau.
Kim Vân

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 13 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 19 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 21 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 1 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 2 ngày trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tếGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.