Nhịp cầu hữu nghị Y tế Việt Nam - Nhật Bản giữa EAJ và VJIIC
Hiện nay, số lượng bệnh nhân người nước ngoài tới Nhật khám và điều trị bệnh đông nhất là Trung Quốc. Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân Việt Nam tới Nhật Bản du lịch kết hợp khám và điều trị bệnh cũng ngày một tăng lên. Trao đổi về vấn đề này, Phóng viên Báo Gia đình và Xã hội đã có cuộc phỏng vấn ngài YOSHIDA Kazumasa – Chủ tịch tổ chức hỗ trợ khẩn cấp Nhật Bản (EAJ).

- Thưa ông, Yếu tố then chốt nào khiến du khách Việt Nam cũng như các quốc gia khác sử dụng du lịch khám chữa bệnh tại Nhật Bản?
Theo tôi, đó là vì Nhật Bản đáp ứng gần như đầy đủ một cách tốt nhất cho những yêu cầu thiết yếu của du khách. Trước hết, đó là vì đất nước chúng tôi được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh tuyệt vời của tất cả 4 mùa trong năm. Mùa Xuân là lễ hội hoa Anh Đào. Mùa Hạ là mùa của các lễ hội tâm linh Phật giáo, Thần giáo... đồng thời có thể ngắm núi Phú Sỹ trong thời tiết trong vắt. Mùa Thu là mùa lá đỏ. Mùa Đông là mùa của các lễ hội ngắm tuyết rơi. Du khách đến Nhật Bản vào bất cứ mùa nào cũng có thể trải nghiệm các sản phẩm văn hoá truyền thống phong phú của chúng tôi. Vấn đề an ninh, an toàn thực phẩm, cơ sở hạ tầng đều đảm bảo sự hài lòng của du khách một cách tốt nhất. Tuy nhiên, gần đây, khách nước ngoài đến với Nhật Bản không còn đơn thuần chỉ là du lịch hưởng thụ. Mà bởi Nhật Bản còn có hệ thống suối nước khoáng thiên nhiên trên khắp đất nước rất phù hợp cho việc nghỉ dưỡng, vì nước khoáng có tác dụng phục hồi sức khỏe và chữa được một số bệnh. Bên cạnh đó, với các công nghệ y học hiện đại, đội ngũ bác sỹ tay nghề cao, nhân viên phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp cũng là một lý do lớn để du khách Việt Nam nói riêng và du khách nước ngoài nói chung hoàn toàn có thể hy vọng vào một kết quả tốt nhất cho việc khám chữa bệnh tại Nhật Bản.
- Ông đánh giá gì về những bệnh nhân khi tìm cơ hội này tại Nhật Bản?
Thông thường, bệnh nhân Việt Nam khi tìm đến Nhật Bản để chữa bệnh thì trước đó đã bị can thiệp rất nhiều ở những nơi khác. Khi không đạt hiệu quả như mong muốn thì mới tìm đến Nhật Bản. Điều đó cũng làm cho việc điều trị tiếp theo tại Nhật Bản càng trở lên khó khăn hơn. Kể cả sau khi kết thúc liệu trình điều trị tại Nhật Bản trở về Việt Nam thì việc theo dõi và kiểm tra định kỳ sau đó cũng rất quan trọng. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân Việt Nam chủ quan và bỏ qua các bước đó, trong khi những việc làm đó hoàn toàn có thể thực hiện tại Việt Nam. Việc điều trị có đạt hiệu quả tốt hay không còn phải cần có những yếu tố hợp tác từ chính bệnh nhân. Đó là tuân thủ các hướng dẫn của bác sỹ, từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện... Điều đó tôi chưa cảm nhận được sự quyết tâm từ một số bệnh nhân Việt Nam.
- Bệnh nhân Việt Nam rất cảm động trước sự đón tiếp an cần chu đáo của Nhật Bản. Người Việt Nam cảm thấy người Nhật như những người trong gia đình. Ông đánh giá ntn về điều đó cũng như tiềm năng từ thị trường này?
Người Nhật Bản chúng tôi đánh giá rất cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn của người dân Việt Nam. Tôi còn nhớ rất rõ lần gần đây nhất khi Nhật Bản bị ảnh hưởng rất lớn hậu quả của trận động đất và sóng thần vào năm 2011. Nhân dân Việt Nam đã phát động quyên góp ủng hộ người dân chúng tôi bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Những hình ảnh vô cùng nhân văn đó đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin tại Nhật Bản. Những hình ảnh đó vẫn còn in đậm trong ký ức của mỗi một người dân Nhật Bản chúng tôi. Có thể nói: trong các nước Châu Á thì chúng tôi có tình cảm đặc biệt với chính phủ và nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì điều đó mà khi bệnh nhân Việt Nam đến Nhật Bản chữa bệnh, chúng tôi đã giành hết tâm huyết để phục vụ bệnh nhân Việt Nam như những người thân trong gia đình. Trong tình trạng diễn biến ngày càng phức tạp của bệnh tật ngày nay, các bệnh viện tại Việt Nam luôn trong tình trạng quá tải thì Nhật Bản chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận bệnh nhân Việt Nam sang điều trị. Cũng như sẵn sàng hỗ trợ các bệnh viện Việt Nam nâng cao công nghệ y học và cải thiện môi trường y tế.
- Ông có thể chia sẻ những kế hoạch của Nhật Bản dành cho chương trình này?
Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản đã thành lập tổ chức “sự hoàn hảo của y tế Nhật Bản (MEJ)” nhằm hỗ trợ bệnh nhân nước ngoài tiếp cận nền y tế Nhật Bản. Sắp tới chúng tôi sẽ triển khai các chương trình thử nghiệm đưa y tế Nhật Bản ra nước ngoài. Theo đó, các tổ chức y tế Nhật Bản sẽ cùng các hãng sản xuất thiết bị y tế phối hợp đưa bác sỹ Nhật Bản cùng thiết bị y tế ra nước ngoài. Liên kết với y bác sỹ và các cơ sở y tế của nước sở tại khám chữa bệnh cho người dân. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là không thể điều trị được ở trong nước thì bệnh nhân có thể sang Nhật điều trị. Một số trường đại học như: Đại học ngoại ngữ Tokyo, đại học OSAKA sẽ bổ xung khoá đào tạo phiên dịch viên chuyên nghành y tế. Và từ tháng 3 năm 2018, khoá đào tạo phiên dịch viên y tế cho người Việt Nam sẽ khai giảng do tổ chức hỗ trợ khẩn cấp Nhật Bản EAJ phụ trách. Cục quản lý xuất nhập cảnh và Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng sẽ có các chính sách mới về việc đơn giản hoá thủ tục xin cấp visa lưu trú y tế cho bệnh nhân Việt Nam giúp bệnh nhân Việt Nam có thể dễ dàng hơn cho việc tới Nhật Bản khám và chữa bệnh.

- Người Việt Nam có câu: Có bệnh thì vái tứ phương, đối với bệnh nhân Việt Nam, để có thể điều trị đúng hướng thì ông có lời khuyên gì?
Qua tìm hiểu tôi thấy, một số không ít bệnh nhân Việt Nam từ trước đến nay khi mắc bệnh thì thường chọn cách điều trị theo kiểu truyền miệng. Nghĩa là ai bảo gì thì làm thế. Không có một căn cứ hoặc cơ sở khoa học nào cả. Chẳng hạn như: những người mắc bệnh ung thư thì phải nhịn ăn hoặc không được ăn những thức ăn có nhiều đạm như thịt đỏ, trứng hoặc sữa... điều đó là hoàn toàn sai. Vì nếu cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng thì bệnh sẽ càng trầm trọng hơn. Một số bệnh nhân thì lại thay thế việc điều trị bằng cách đến bệnh viện bằng các hình thức chữa bệnh mê tín dị đoan. Thiết nghĩ, bệnh nhân Việt Nam cần phải tỉnh táo hơn cho việc lựa chọn và quyết định phương hướng điều trị có cơ sở khoa học đúng hướng cho mình để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
- Năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Tổ chức hỗ trợ khẩn cấp Nhật Bản (EAJ) có hoạt động gì đặc biệt không?
Năm nay, chúng tôi vừa mới ký độc quyền dịch vụ y tế tại Nhật Bản cho đối tác của chúng tôi là công ty cổ phần Hợp tác y tế Việt Nam Nhật Bản (VJIIC). Chúng tôi nhận thấy VJIIC có thành tích vượt trội trong việc thực hiện các tour du lịch y tế cho người VN tới Nhật Bản và được các bệnh viện và cơ sở y tế tại Nhật Bản đánh giá cao. Mọi quy trình cho việc khám bệnh và điều trị bệnh cho bệnh nhân được VJIIC thực hiện một cách rất bài bản và khoa học. Trước nay chúng tôi cũng đã tiếp nhận bệnh nhân từ rất nhiều nước và các vùng lãnh thổ khác nhau như Trung Quốc, Đài Loan, Nga… Nhưng chỉ có duy nhất bệnh nhân VN được VJIIC đưa sang là chúng tôi có thể tiếp nhận một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất. Gần như không để xảy ra bất cứ rủi ro đáng tiệc nào cho cả phía bệnh viện và bệnh nhân. Nâng cao được uy tín của chúng tôi đối với bệnh nhân và chúng tôi cũng nghe được phản hồi rất tốt từ phía bệnh nhân đối với VJIIC. Chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để thông qua VJIIC bệnh nhân VN có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nền y học tiến bộ của chúng tôi, đồng thời giúp chúng tôi thực hiện được sứ mệnh cống hiến vì cộng đồng nói chung và đối với nhân dân VN nói riêng.
- Xin trân thành cám ơn ông!
PV

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.