Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhớ thời chống sốt rét như chống giặc

Thứ tư, 11:50 19/02/2014 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh sốt rét giờ đã không còn hoành hành như trước đây, nhưng nó vẫn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Để giảm được hàng ngàn người chết mỗi năm vì bệnh này, ít ai biết rằng, nhiều “chiến sỹ áo trắng” đã phải “nằm gai nếm mật” hết mình cứu chữa cho người dân, đẩy lùi bệnh sốt rét khỏi cộng đồng.

Nhớ thời chống sốt rét như chống giặc 1

Cán bộ y tế huyện Mường Nhé (Điện Biên) hướng dẫn người dân kiến thức chăm sóc sức khỏe, khi đi ngủ mắc màn để phòng chống sốt rét. Ảnh: Dương Ngọc.

Những hy sinh thầm lặng

Dự án Quốc gia Phòng chống sốt rét đã được triển khai thực hiện thời gian qua trên cả nước, với ba mục tiêu cơ bản là giảm số người mắc bệnh, giảm số tử vong do sốt rét và giảm các vụ dịch xảy ra; sau đó đã đưa thêm một mục tiêu bổ sung là xây dựng các yếu tố phòng chống bền vững để duy trì thành quả lâu dài. Tất cả các địa phương đã có nhiều nỗ lực cố gắng để thực hiện các mục tiêu nêu trên với kết quả số người mắc sốt rét, tử vong do sốt rét và các vụ dịch sốt rét giảm dần qua các năm. Nhiều địa phương đã giảm số người mắc bệnh xuống mức thấp nhất, không còn tử vong và dịch sốt rét xảy ra.

Khi nói tới những bác sỹ chuyên ngành Sốt rét, TS Trần Thanh Dương- Giám đốc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương luôn chất chứa những tâm sự về nghề: “Tại Việt Nam, sốt rét là bệnh lưu hành chủ yếu ở các vùng, miền núi, vùng khó khăn của đất nước. Trước đây, sốt rét được coi là một “căn bệnh khủng khiếp” cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Tính cả năm1991, nước ta có tới hơn 1 triệu người mắc và có tới 5.000 người đã tử vong vì sốt rét. Ngày ấy, chúng tôi coi việc chống sốt rét cũng như chống giặc.  Tôi còn nhớ, tại  huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), năm đó có tới 300 người chết vì sốt rét trong 1 tháng. Thời điểm đó cũng là khoảng thời gian rất khó khăn của những người làm công tác phòng chống dịch. Cán bộ của chúng tôi đã đến Quế Phong để tham gia dập dịch. Đường xá, phương tiện đi lại khó khăn lắm! Đã vậy đi trên đường xe lại hỏng. Vậy là anh em phải xúm lại đẩy xe vào huyện gửi nhờ rồi cuốc bộ xuống xã...”.

Nói về những khó khăn trong công việc của các bác sỹ phòng chống sốt rét, TS Trần Thanh Dương cho biết, ông luôn trăn trở bởi các bác sỹ, cán bộ ngành Sốt rét luôn phải đi công tác trong những điều kiện khó khăn nhất. Họ thường xuyên phải đi bộ xuyên rừng để đến được những bản làng xa xôi nhất của đất nước. Nhiều người vẫn nghĩ đó là câu chuyện của những năm trước đây khi điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, nhưng thực tế là đến thời điểm này, các cán bộ y tế vẫn phải đi bộ đến nhiều nơi như thế! Trên vai họ thường phải đeo những chiếc máy phun thuốc phòng chống muỗi nặng đến gần chục kilôgam, rong ruổi khắp các nẻo đường.

Chất lượng dịch vụ y tế cần nâng cao hơn nữa

Để hoàn thành nhiệm vụ, các y, bác sỹ phòng chống sốt rét thường xuyên phải xa nhà, có những chuyến đi dài cả tháng, sống trong điều kiện ăn ở hết sức khó khăn. Không chỉ mang thuốc, màn… đến cho bà con, họ còn trở thành những nhân viên tư vấn, vận động bà con cách ăn ở, sinh hoạt hợp vệ sinh,  hướng dẫn người dân cách phòng chống muỗi…

Với những chuyến đi dài như thế, các y, bác sỹ ngành Sốt rét rất ít có điều kiện để học thêm như những người khác. Trong khi đó họ lại gần như không bao giờ có cơ hội để có thêm thu nhập ngoài đồng lương và phụ cấp eo hẹp. Chia sẻ về những nỗi buồn của ngành Y thời gian qua, TS Trần Thanh Dương công nhận đúng là có những cá nhân, những hiện tượng chưa tốt. Tuy nhiên, ông cho rằng trong y khoa thì dù tại nước Mỹ- một nơi có nền văn minh, khoa học tiên tiến thì cũng có khá nhiều các ca tai biến bởi cho đến ngày nay thì tai biến y khoa vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định.

TS Trần Thanh Dương bộc bạch: “Tôi nghĩ,  sự đóng góp của ngành Y là rất lớn trong thời gian qua. Các chương trình như phòng chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng… đã trải dài đến tận các thôn, bản xa xôi, khó khăn nhất của đất nước. Nhân dân đã tiếp cận được với y tế. Đội ngũ y, bác sỹ của chúng ta cũng đã tiếp cận được với nhiều kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại để nâng cao tay nghề, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Đó là những điều chúng ta đã làm rất tốt. Thế nhưng tôi cũng cho rằng, ngành Y cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, chất lượng trang thiết bị y tế cũng như chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Bây giờ đời sống người dân đã nâng cao, họ cần các dịch vụ y tế với chất lượng cao hơn nữa!”.

Nhớ thời chống sốt rét như chống giặc 2

TS Trần Thanh Dương-
Giám đốc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

“Các y, bác sỹ ngành Sốt rét luôn phải đi công tác trong những điều kiện khó khăn nhất. Họ thường xuyên phải đi bộ xuyên rừng để đến được những bản làng xa xôi của đất nước. Nhiều người vẫn nghĩ đó là câu chuyện của những năm trước đây khi điều kiện giao thông còn khó khăn. Nhưng thực tế đến thời điểm này, các cán bộ y tế vẫn phải đi bộ đến nhiều nơi như thế! Trên vai họ thường phải đeo những chiếc máy phun thuốc phòng chống muỗi nặng đến gần chục kilôgam, rong ruổi khắp các nẻo đường...”.
Hoàng Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 3 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 1 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Top