Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng cách gieo trồng theo kiểu “ông bà anh”, sản phẩm của họ đã xuống tận Đà Lạt, bán với giá cao hơn bình thường nhưng luôn đắt hàng.
14 hộ người dân tộc Churu tại Ma Đanh - Tu Tra – Đơn Dương – Lâm Đồng cùng nhau thành lập Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh (trong tiếng Churu là Rau sạch) để tự tạo sinh kế cho mình.
Cách canh tác của họ là không sử dụng chất hóa học (bao gồm cả phân bón và thuốc trừ sâu), tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương từ giống đến phân chuồng, chế phẩm tự chế… gieo trồng xen canh, đa canh để tạo sự cân bằng sinh thái.
Để chăm rau, các hộ dân sử dụng phân heo, phân bò trộn với vỏ cà phê, thân cây chuối, rơm rạ và ủ trong thời gian 2-3 tháng sau đó bón cho cây trồng.
Chị Ma Đậm (tổ trưởng) kể: “Trước năm 2016, gia đình mình, người Churu mình cũng sống bằng nghề trồng rau. Tuy nhiên, ở địa phương có quá nhiều người trồng mà lại lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, từ năm 2016, mình đã chuyển hướng làm nông nghiệp hữu cơ trên diện tích 1.000m2. Đặc biệt, được sự hỗ trợ của tổ chức Caritas Đà Lạt nên chúng mình đã tập trung vào cải tạo đất bài bản và cùng với các phụ nữ khác trong thôn lập ra Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh Churu”.
Công việc hàng ngày của những người như chị Ma Đông là sáng dậy nhổ cỏ, bắt sâu, xế trưa thu hoạch, chiều về trồng lứa mới.
Để diệt sâu mà không sử dụng thuốc trừ sâu, những người Churu trồng rau xen canh, luân canh và chỉ dùng các loại chế phẩm trừ sâu được làm từ nguyên liệu sẵn có như ớt, tỏi, gừng,… Một phương pháp nữa luôn được những người nông dân ở đây lựa chọn là bắt sâu thủ công bằng tay vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà.
Với cách trồng rau hữu cơ đang được Tổ hợp tác áp dụng, ban đầu nhiều người bên ngoài cho là cách trồng rau "lạ đời". Bón phân, phun thuốc định kỳ còn không ăn ai, chứ trồng rau kiểu "lớn đâu thì lớn, sâu ăn còn thì người ăn" như cách làm của Tổ hợp tác thì làm gì có tiền.
Đến nay, sau nhiều nỗ lực giới thiệu, quảng bá các sản phẩn sạch của tổ hợp tác đã được thị trường đón nhận. Trung bình, mỗi tháng, Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh Churu cung cấp cho thị trường từ 2,5 - 3,5 tấn rau, củ hữu cơ các loại với giá từ 25.000 - 45.000 đồng/kg. Nhiều đơn hàng ký liên tục cả năm khiến các chị bớt những nỗi lo về đầu ra cho sản phẩm.
Những phản hồi của khách hàng đều tập trung khen rau hữu cơ Iem Gõh có vị ngọt đậm tự nhiên, lâu hỏng mặc dù hình thức rau không được mướt mát như nhiều loại rau bán ngoài chợ.
Nhờ có thị trường tiêu thụ ổn định, các hộ tham gia Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Gõh đều có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống gia đình. Một số hộ đã thực sự thoát nghèo.
Một lợi ích nữa của việc trồng rau sạch là sức khỏe của chính những người nông dân trực tiếp xuống ruộng cũng được cải thiện do không phải thường xuyên tiếp xúc với phân bón hóa chất, thuốc trừ sâu... như trước kia nữa.
“Hiện nay, nhận thấy sự hiệu quả của việc canh tác rau hữu cơ nên nhiều người dân địa phương đã ngỏ ý muốn gia nhập Tổ hợp tác, tuy nhiên chúng tôi đang hướng dẫn thực hiện các điều kiện bắt buộc. Trong thời gian tới, Tổ hợp tác sẽ tiếp tục mở rộng mô hình và hướng đến khuyến khích các bạn trẻ tham gia”, chị Ma Đậm tâm sự.
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 1 giờ trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 14 giờ trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 3 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 3 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 4 ngày trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
Xu hướng - 5 ngày trướcAnh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.
'Tuyệt chiêu' giúp lão nông Cà Mau 'cãi vợ' nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcVOV.VN - Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.
Mạnh dạn nuôi con vật có trong sách Đỏ, anh nông dân 'bỏ túi' 500 triệu đồng
Xu hướng - 1 tuần trướcTốt nghiệp đại học với công việc ổn định nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở xã An Lâm (Nam Sách) quyết định bỏ việc về quê, mở trang trại nuôi chim và có thu nhập lên tới 500 triệu đồng/năm.
20.000 con lươn bò kín bể xi măng, anh nông dân Cần Thơ thu bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcKhoảng 20.000 con lươn bò dày đặc dưới tấm lưới trong bể xi măng cạnh nhà anh Nguyễn Văn Phương ở Cần Thơ. Chính từ cách nuôi lươn độc đáo này, anh Phương thu bộn tiền.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.