Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bác sỹ thường xuyên bị đuổi đánh

Thứ sáu, 10:33 07/08/2015 | Y tế

GiadinhNet - Sự việc điều dưỡng Võ Văn Đấu (Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang) đi bắt bệnh nhân tâm thần và gặp nạn mới đây một lần nữa khiến nhiều người giật mình khi chứng kiến sự hiểm nguy mà các thầy thuốc luôn phải đối mặt (đặc biệt là những cán bộ công tác trong ngành tâm thần). Cuộc đời làm việc của họ là những hy sinh không thể đong đếm!

 

Các bác sỹ phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. 	Ảnh: TL
Các bác sỹ phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.  Ảnh: TL

 

Vừa chữa bệnh, vừa lo bị tấn công

Phóng viên Báo GĐ&XH từng có dịp đến thăm Khoa Cai nghiện, Bệnh viện Tâm thần Trung ương. Đây là nơi tập trung những bệnh nhân có sử dụng các chất gây nghiện, đa số họ có liên quan đến ma túy. TS Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng khoa Cai nghiện cho biết, những năm gần đây, khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân sử dụng ma túy đá. Các bệnh nhân này thường có trạng thái ảo tưởng luôn nghĩ mình giỏi hơn người, mình đại diện cho một thế lực siêu nhiên hoặc cảm giác đang bị đe dọa, tấn công (?!). Họ cũng có những ảo giác rất kỳ cục như tưởng người khác là yêu tinh, là thú dữ... Có một nữ điều dưỡng viên đã bị bệnh nhân tấn công đến trọng thương vì người bệnh này tưởng điều dưỡng viên là… hổ (?!).

Điều dưỡng viên Nguyễn Hồng Quang – Khoa Cai nghiện cho biết, anh đã làm việc tại đây gần 10 năm. Công việc của điều dưỡng là phải trực tiếp chăm sóc cho các bệnh nhân từ cắt móng tay, cạo râu, thay quần áo… Chính vì thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân nên công việc của các điều dưỡng luôn đối mặt với nguy hiểm. Bản thân anh Quang cũng đã từng bị bệnh nhân lên cơn cầm ghế rượt đuổi. Rất may lần đó anh chạy thoát và được ứng cứu kịp thời. Theo anh Quang, chuyện các nhân viên ở đây bị bệnh nhân đuổi đánh không có gì lạ!

Ở các khoa khác, việc điều dưỡng, y, bác sỹ bị bệnh nhân tấn công cũng là chuyện thường gặp. Có trường hợp bệnh nhân bỗng nhiên lao vào bẻ gãy tay nhân viên y tế. Còn chuyện đuổi đánh thì diễn ra như… cơm bữa. BS Nguyễn Tuấn Đại - Trưởng khoa Nam cấp tính 1chia sẻ: “Các bệnh nhân vào đây thường la hét, chống đối, không chịu  hợp tác, không chấp nhận điều trị. Chúng tôi luôn trong trạng thái có thể bị bệnh nhân tấn công bất kỳ lúc nào”.

Đề nghị danh hiệu cao quý nhất có thể cho anh Đấu

Trở lại câu chuyện của anh Võ Văn Đấu - điều dưỡng viên, Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Khoảng 19h ngày 12/7, Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang nhận được tin báo nhờ hỗ trợ, giúp đỡ của ngành chức năng huyện Châu Thành và người nhà bệnh nhân Nguyễn Văn Trí (40 tuổi, ngụ tại ấp Tân Phú, xã Tân Lý Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang bị kích động thần kinh đòi đốt nhà. Bệnh viện đã cấp tốc cử xe cấp cứu cùng điều dưỡng đến hiện trường khống chế bệnh nhân.

Anh Đấu lúc đó đã về nhà, nhưng nhận lệnh điều động nên lập tức lên đường. Không ngờ, khi đến hiện trường, bệnh nhân trong trạng thái rất kích động, đang cầm thùng xăng trên tay đe dọa, đòi đốt nhà. Anh Đấu đã lao vào khống chế bệnh nhân. Lúc này, xăng đổ ra và không may bị bén lửa khiến anh Đấu bỏng nặng toàn thân.

Mặc dù các bác sỹ đã hết lòng cứu chữa nhưng bệnh nhân Võ Văn Đấu đã không qua khỏi và qua đời sau một thời gian chữa trị. Ngay sau khi anh Đấu qua đời, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi thư chia buồn tới gia quyến của điều dưỡng viên này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã ký một Công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị thực hiện chính sách đối với điều dưỡng Võ Văn Đấu là viên chức y tế đã tử vong khi thực hiện nhiệm vụ. Công văn này cho biết, căn cứ vào Điều 15 Luật Viên chức quy định: “Trường hợp viên chức bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật”. Bộ Y tế đã đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét thực hiện chính sách cao nhất là phong liệt sĩ cho anh Võ Văn Đấu.

 

Nếu ai đã có dịp đến thăm các bệnh viện tâm thần sẽ thấu hiểu công việc của những y, bác sỹ làm việc tại đây không hề giống ở bất cứ một bệnh viện bình thường nào! Công việc đặc thù của đội ngũ y, bác sỹ tại đây là luôn đối mặt với những người có thể tấn công mình bất cứ lúc nào. Đặc biệt là ở một số đơn vị đặc thù như Khoa Cai nghiện hay Trung tâm Giám định pháp y tâm thần. Đây là những nơi mà các bác sỹ dễ bị tấn công nhất. 

Ngân Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top