Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bước chân không mỏi của nhân viên y tế thôn bản Tây Nguyên

Thứ tư, 08:00 13/09/2017 | Y tế

GiadinhNet - Dân trí không đồng đều, tồn tại nhiều hủ tục, việc truyền thông, vận động cho người dân thực hiện chính sách y tế còn nhiều khó khăn, nhưng hàng nghìn nhân viên y tế thôn bản nơi núi rừng Tây Nguyên vẫn luôn miệt mài, kiên nhẫn hết lòng vì bà con…

Miệt mài, kiên nhẫn

Một ngày đầu xuân năm 2015, nữ nhân viên y tế thôn bản Sơ Ao K’phia (22 tuổi, ở thôn 5, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) tới nhà chị Kon Sơ K’bên ở cùng thôn để gửi giấy mời đưa con đi tiêm vaccine vào ngày 14/2/2015. Con gái Kon Sơ Thảo Vy của chị K’bên được gần 3 tháng tuổi. Ngày đó, bé Vy sẽ đến lịch tiêm vaccine Quinvaxem 5 trong 1 phòng ngừa nhiều bệnh.

“Đó là khi tôi mới nhận nhiệm vụ vừa tròn 1 tháng. Người dân tộc K’ho Chin chúng tôi theo chế độ mẫu hệ, rất coi trọng con gái, nên khi sinh được bé Thảo Vy, gia đình chị K’bên quý bé như vàng, chăm con từng tí một”, chị K’phia nhớ lại “ca khó” đầu tiên chị gặp phải khi nhận công tác nhân viên y tế thôn bản cách đây gần 3 năm.

Khi vừa đưa giấy mời đến nhà, chị K’bên tỏ ý không vừa lòng, từ chối ngay. “Con trai tôi sau khi tiêm vaccine về bị sốt, quấy khóc dữ lắm. Tiêm vaccine nghe nói phòng bệnh gì mà con cứ quấy vậy? Vy là đứa con tôi chờ từ lâu, không tiêm gì hết, con tự khỏi hết à”, chị K’bên bảo vậy. Nhưng chị K’phia không nản. Chị nhẫn nại phân tích cho người mẹ này những tác dụng của vaccine Quinvaxem phòng được 5 loại bệnh chỉ trong một mũi tiêm. “Sốt, quấy khóc… là những phản ứng phụ hoàn toàn bình thường của trẻ sau tiêm. Hơn nữa, sau tiêm, bé Vy và tất cả các bé sẽ còn được theo dõi tại Trạm Y tế xã một tiếng đồng hồ. Tôi cũng nhấn mạnh, nếu không tiêm vaccine từ bây giờ thì sau này lỡ con mắc bệnh, gia đình nghèo thì làm sao có tiền chữa trị...”, chị K’phia nói vậy với gia đình.

Sau một buổi chiều kiên trì nhẫn nại vận động, chị K’bên đã đồng ý đưa con gái đi tiêm chủng đúng lịch. “Hôm đó, tôi chờ ở cổng Trạm Y tế, chỉ lo chị K’bên đổi ý không đưa con đi tiêm thì thiệt thòi cho bé quá. Thấy chị đến, tôi dắt tận tay nhờ bác sĩ khám, tư vấn kỹ cho chị. Dù được học, tập huấn kiến thức và tuyên truyền, tôi vẫn phải nhờ bác sĩ có chuyên môn cao giải thích cho gia đình yên tâm”, chị K’phia nhớ lại. Sau tiêm, nữ nhân viên y tế thôn bản này lại tiếp tục cùng chị K’bên theo dõi sức khỏe cho bé Thảo Vy. Đến buổi chiều, chị K’bên báo tin con sốt, chị K’phia đến tận nhà giải thích thêm, cùng chăm sóc bé, cho uống hạ sốt, chườm nóng… Ngày hôm sau, bé Vy đã trở lại bình thường.

Câu chuyện đó đã diễn ra được 3 năm. Bây giờ, Thảo Vy đã là cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát, khỏe mạnh. “Được tuyên truyền, sự hiểu biết của bà con đã nâng lên nhiều, chúng tôi đi vận động cũng bớt khó khăn. Giờ chúng tôi chỉ cần đến phát giấy mời, thông báo cho bà con là họ tự đến thôi!”, chị K’phia phấn khởi cho biết.

Cả thôn 5 của chị K’phia có 171 hộ, gần 900 nhân khẩu. Vậy mà chị K’phia nắm hết trong lòng bàn tay tiểu sử bệnh tật của từng người. Nhiều gia đình coi chị là một thành viên trong nhà.

Chị Lơ Mu Ca Sanh (28 tuổi, người đã có kinh nghiệm 7 năm làm nhân viên y tế thôn 2, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương) kể chuyện: Ngoài vận động tiêm chủng, một nhân viên y tế thôn bản như chị còn đảm nhiệm các công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường hay quản lý, chăm sóc bà mẹ mang thai, sau sinh, người mắc bệnh mãn tính, phòng chống suy dinh dưỡng… cho gần 150 hộ gia đình với ngót nghét 600 nhân khẩu.

Thôn chị Ca Sanh có 49 bệnh nhân cao huyết áp. Hàng tháng, chị đến tận nhà đo huyết áp cho bà con, hướng dẫn tập thể dục đều đặn, ăn ít muối, uống thuốc đều, đo huyết áp nếu thấy cao phải lên Trạm Y tế xã. Thôn cũng có bệnh nhân bị động kinh, tâm thần, chị Ca Sanh phải hướng dẫn gia đình cách cho người bệnh uống thuốc, năng tiếp xúc với bệnh nhân, không xa lánh họ.

“Hàng năm, thôn cũng tổ chức tẩm màn chống bệnh sốt rét cho bà con. Những gia đình ở xa, chúng tôi phải đến tận nhà vào buổi tối vì lúc đó họ mới đi rẫy về. Màn mới sẽ được phát cho những gia đình đi rẫy nhiều, bởi đây là vùng trọng điểm bệnh sốt rét ác tính. Nhiều việc, đi lại nhiều, thu nhập chỉ khoảng hơn 600.000 đồng/tháng, nhưng chúng tôi vui vì đem lại sức khỏe cho bà con thôn làng mình”, chị Ca Sanh nói.

Bỏ tiền túi đi vận động người dân

Đó là câu chuyện của chị Lương Thị Huệ (41 tuổi, nhân viên y tế thôn Kơ Xum, xã Kông Bla, huyện KBang, tỉnh Gia Lai). Chị Huệ đã có thâm niên làm công tác này được 13 năm, từ thuở thù lao công tác chỉ mới 45.000 đồng/tháng. Thôn chị dù là một trong 4 thôn người Kinh của xã nhưng đường sá đi lại rất khó khăn. Khắp thôn chỉ có đường đất đỏ. Mùa mưa, bùn đất bám chặt bánh xe, chân người.

“Hôm đó, đến lịch cán bộ như chúng tôi đi cân sức khỏe cho các bé trong thôn, bà con đi rẫy nên phải đến nhà buổi chiều tối mới gặp được. Theo kế hoạch, tôi phải đi tới nhà 4 cháu để cân. Trên đường tới hộ gia đình thứ 4, tôi vừa lái xe máy, vừa phải cầm theo chiếc cân nặng hàng chục kg. Nào ngờ, xe trầy bánh vì đường trơn, bùn đặc bám chặt, cả người cả cân ngã nhào, chân tay sứt sát, quần áo đẫm bùn. Tôi đành bỏ xe máy lại, đi bộ gần 2km đến nhà bé. Tới nơi, trông bộ dạng tôi, ai cũng xót, bảo sao không dành bữa khác đi. Thôi thì, tranh thủ gia đình ở nhà, tôi phải đến ngay, không thì các cháu nhỏ thiệt thòi, cũng tuyên truyền cho cháu đi uống vitamin A, xổ giun luôn”, chị Huệ kể. Cũng nhờ những chuyến đi cân dinh dưỡng cho các bé, nhiều gia đình mới biết con mình bị sụt cân, suy dinh dưỡng và biết cách chăm sóc con cái.

Theo dõi, “canh me”, thăm dò thông tin, nắm rõ lịch người dân ở nhà lúc nào để tới tuyên truyền, vận động là “kỹ năng” hầu như các nhân viên y tế thôn bản nơi núi rừng Tây Nguyên phải “nằm lòng”. Chị K’phia kể, người dân thôn chị thường xuyên đi lễ vào thứ 7, Chủ nhật, cơ hội tiếp cận đối tượng cần vận động ít ỏi. Mỗi lần họp thôn, họp buôn, họ không tham gia được. Ban ngày, người dân đi rừng rẫy, có nhiều nhà còn có hủ tục ngủ rừng, nên phải “canh” rất kỹ mới gặp được họ. Với chị Huệ, mỗi lần đi vận động gia đình có con nhỏ đưa con đi tiêm chủng, hoặc uống thuốc tẩy giun, uống vitamin A… chị đều bỏ tiền túi mua sẵn một bịch kẹo ngon để “dụ” các bé.

Còn với chị Ca Sanh, muốn vận động gia đình không sinh con thứ ba, chị phải “bám sát” đối tượng, gặp ở hoàn cảnh nào cũng thủ thỉ, tâm tình, phân tích cho họ nghe những thiệt thòi khi sinh đông con.

Việc vận động người dân không sinh con thứ ba trở lên cũng là nội dung được những nhân viên y tế thôn bản như chị Huệ rất chú trọng. Chị kể, người dân thôn chị vẫn có tư tưởng “sinh được nuôi được, nhà mình sinh thì nhà mình nuôi”, chưa nghĩ tới cộng đồng chung. Điều này đòi hỏi các chị phải có cách riêng để vận động. Như gia đình chị Hoàng (38 tuổi) trong thôn, dù đã có 2 con trai lớn học cấp 2, nhưng chị vẫn muốn sinh thêm con gái. Chị Huệ phải đi tới nhà 4 lần để vận động. Chị bảo: “Con nào cũng là con. Chị có con trai, sau này có con dâu thì cũng là con mình. Hơn nữa, chị gần 40 tuổi, nếu sinh nở thêm thì không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, giờ các con đã lớn, chị lo đầu tư cho các con học hành, bản thân đã “rảnh rang” có thời gian chăm sóc bản thân. Sau nhiều lần vận động, chị ấy đồng ý dùng biện pháp tránh thai và bỏ ý định sinh con thứ ba”, chị Huệ chia sẻ.

Chị K’phia, chị Huệ, chị Ca Sanh là ba trong số hàng nghìn nhân viên y tế thôn bản nơi núi rừng Tây Nguyên đang ngày đêm miệt mài bám buôn làng, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chính sách y tế, dân số. Dù công việc nhiều áp lực, khó khăn, thù lao ít ỏi, nhưng họ vẫn luôn mong muốn được tiếp tục công việc, bởi niềm vui lớn nhất của họ là bà con buôn làng được khỏe mạnh.

Chị K’phia cho biết: “Dân K’ho Chin còn theo chế độ mẫu hệ, gia đình nào cũng cố sinh được con gái. Vận động những gia đình đã có 2 con trai rất khó khăn. Chúng tôi tuyên truyền nhiều, bà con có người đã nghe, nhưng cũng có người chưa thay đổi…”.

Chị Huệ chia sẻ: “Tôi rất thương đồng nghiệp trong xã vận động bà con dân tộc Ba Na. Tới nhà vận động bà con đưa trẻ đi tiêm chủng đã khó, đến ngày tiêm còn phải đến tận từng nhà chở bà con đi - về. Trước, trong và sau tiêm phải theo sát, động viên, tư vấn cho người dân”.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 5 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top