Những cách chữa viêm âm đạo tai hại của chị em và hướng giải quyết đúng đắn
Nắng nóng đang vào mùa đỉnh điểm, những căn bệnh phụ khoa như viêm âm đạo lại được dịp hoành hành chị em.
Số liệu từ Trung tâm Giải phẫu Tế bào học (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, sau khi thăm khám trên 70.000 bà mẹ ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại cả ba miền đất nước phát hiện có gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục.
Trong đó có tới 70% thuộc nhóm đối tượng là phụ nữ có thu nhập cao và có kiến thức văn hoá, xã hội. Căn bệnh viêm âm đạo đặc biệt phổ biến ở phái nữ, đặc biệt phát tác nhiều trong mùa nắng nóng.

Để ngăn chặn viêm âm đạo , nhiều chị em đã sử dụng bằng những mẹo chữa bệnh truyền miệng khác nhau. Trong đó, những cách thường được sử dụng chữa bệnh viêm âm đạo là sử dụng nhánh tỏi đặt vào "cô bé", đồ sữa chua vào vùng kín, ngâm vùng kín với nước lá trầu không, trà xanh…
Chuyên gia khuyến cáo, đây là những cách chữa bệnh viêm âm đạo không thực sự đem lại hiệu quả, thậm chí còn khiến vùng kín thêm tổn thương nghiêm trọng.
Chữa viêm âm đạo bằng cách đặt nhánh tỏi vào vùng kín
Nhiều chị em đã tự chữa viêm âm đạo bằng cách đặt một nhánh tỏi vào vùng kín. Theo đó, bạn sẽ dùng kim xuyên một sợi chỉ y tế đã được vô trùng qua một tép tỏi nhằm cột chặt sợi chỉ với tép tỏi.
Trước khi đi ngủ, bạn sẽ đặt tép tỏi vào sâu trong vùng kín, để qua đêm, sáng hôm sau tỉnh dậy thì dùng sợi chỉ lôi nhánh tỏi ra khỏi vùng kín.

Nhiều chị em đã tự chữa viêm âm đạo bằng cách đặt một nhánh tỏi vào vùng kín.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), nước tỏi hay củ tỏi nói chung thường được sử dụng để điều trị viêm nhiễm thông thường như viêm mũi chứ không thể dùng để điều trị dứt điểm viêm âm đạo.
"Đó là chưa kể việc luồn tỏi vào vùng kín rất dễ khiến bạn bị bỏng vì niêm mạc âm đạo vốn rất mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó, đặt tỏi vào vùng kín có khả năng khiến bệnh tình thêm nặng hơn", BS Dung khẳng định.
Chung nhận định này, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng cho biết thêm, chị em có thể ăn tỏi để tăng khả năng kháng viêm, ngăn chặn được phần nào những bệnh phụ khoa như viêm âm đạo chứ không nên đặt tỏi vào vùng kín vì có thể gây hại niêm mạc âm đạo, chưa kể mùi của tỏi cũng rất khó chịu.
Chữa viêm đạo bằng cách đổ sữa chua vào vùng kín
Chúng ta đều nghe nói quá nhiều về tác dụng của sữa chua trong việc điều trị viêm âm đạo. Sữa chua chứa hàm lượng probiotic cao, có công dụng kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, các vi khuẩn có hại sẽ bị hoạt tính của các a-xít lactic trong sữa chua tác động hạn chế sự sinh sôi, do đó sữa chua có khả năng chữa viêm âm đạo hiệu quả. Với những công dụng tuyệt vời đó, nhiều chị em đã tự ý sử dụng sữa chua đổ vào vùng kín để chữa viêm âm đạo.

Việc đổ sữa chua vào vùng kín để chữa viêm âm đạo là quan niệm hết sức sai lầm.
BS Dung cho biết, đây cũng là cách chữa bệnh viêm âm đạo hoàn toàn sai lầm. Theo chuyên gia, sữa chua mặc dù rất hữu ích trong việc điều trị nấm ngứa âm đạo nhưng không thể coi đây là thuốc chữa bệnh. Chúng ta cũng chỉ nên ăn sữa chua trắng, sữa chua không đường hoặc cực ít đường để tăng thêm vi khuẩn có lợi trong cơ thể, có tác dụng hỗ trợ giảm viêm âm đạo.
"Việc đổ sữa chua vào vùng kín để chữa viêm âm đạo là quan niệm hết sức sai lầm. Sữa chua đổ trực tiếp vào vùng kín sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng không tiện lợi, chưa kể sẽ không có tác dụng rõ rệt mà có thể gây cảm giác khó chịu ở khu vực này. Chẳng may đổ sữa chua trái cây thì tình trạng viêm nhiễm sẽ còn khó lường hơn. Hơn nữa, thực chất sữa chua có những chất có thể làm thay đổi môi trường bên trong đường ruột chứ không thể chữa được bệnh viêm âm đạo. Nếu muốn sử dụng sữa chua để chữa viêm đạo, chị em chỉ nên ăn sữa chua trắng ít đường để hỗ trợ chữa viêm đạo mà thôi", chuyên gia nhấn mạnh.
Chữa âm đạo bằng nước lá trầu không, trà xanh
Ngoài tỏi, sữa chua thì trầu không, trà xanh cũng là một trong những vị thuốc chữa viêm âm đạo được nhiều chị em kháo nhau sử dụng. Theo đó, chị em sẽ lấy lá trầu không hoặc trà xanh đun sôi lên, cho thêm chút muối rồi để nguội nước rồi dùng nước đó để vệ sinh vùng kín. Chưa dừng lại ở đó, để đạt kết quả cao hơn, nhiều người còn ngâm vùng kín vào nước lá trầu không khoảng 1 tiếng mỗi ngày.

Ngoài tỏi, sữa chua thì trầu không, trà xanh cũng là một trong những vị thuốc chữa viêm âm đạo được nhiều chị em kháo nhau sử dụng.
Theo BS Dung, việc sử dụng nước lá trầu không hay trả xanh để ngâm vùng kín có thể khiến bệnh trở nặng hơn. "Lá trầu không có hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm, giúp giảm viêm nhiễm và làm lành vết thương rất tốt nhưng để chữa dứt điểm viêm âm đạo thì quả thực không dễ dàng. Nước trầu không, trà xanh dẫu sao cũng chỉ là một loại nước sát khuẩn, chỉ hỗ trợ làm sạch và diệt một số vi khuẩn, nấm… Do đó sử dụng cách này và tin rằng chữa khỏi viêm âm đạo là điều cực sai lầm", BS Dung cho hay.
Lương y Bùi Hồng Minh cũng cho biết thêm, trầu không là một loại cây thuốc nam, tính sát khuẩn của loại lá này sẽ làm khô da, khô niêm mạc âm đạo, do đó, sử dụng lâu dài chưa biết có làm khỏi viêm âm đạo hay không nhưng chắc chắn sẽ bị thêm bệnh khô âm đạo.
Tóm lại, các chuyên gia khuyên, chị em đã bị viêm âm đạo tấn công vào mùa nắng nóng đều không nên tự ý chữa bệnh theo những mẹo chữa bệnh truyền miệng. Những mẹo chữa bệnh trên vừa không đủ bằng chứng khoa học vừa có thể khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Viêm âm đạo hay bất cứ căn bệnh phụ khoa nào liên quan mật thiết với sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của chị em phụ nữ, cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi những bác sĩ có chuyên môn. Cách tốt nhất là bạn nên tìm đến những bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được điều trị dứt điểm khi thấy có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín.
Theo aFamily/Tri thức trẻ

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 2 giờ trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.